Đáp án Bài tham khảo Mẫu 3 Trình bày suy nghĩ về số phận của người nông dân trong tác phẩm Tắt đèn – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Đoạn trích tức nước vỡ bờ là những áng văn xuôi hiện rõ nhất hiện thực của xã hội phong kiến với những đời sống của những người nông dân cực khổ. Một trong số đó là chị Dậu là người đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh sống trong xã hội thối nát và bất nhân đã đẩy cho người nông dân vào bước đường cùng, khiến cho họ phải liều mình chống lại để giành giật sự sống cho mình
Chị Dậu sống trong một gia đình nhất nhì trong hạng cùng đinh, dù đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ củ khoai – đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ, chó con mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy để lo đóng đủ tiền sưu thuế cho chồng và cả người chú đã mất lâu năm, tiền sưu thuế cho người sống đã nặng rồi giờ còn gánh cho cả người chết. Trong những ngày sưu thuế không khí ở thôn quê nghèo càng trở nên ngột ngạt, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu đã đến bước đường cùng, không thể nào xoay xở nổi, anh Dậu thì đang bị ốm cũng bị lôi ra đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Nhưng dù cho hoàn cảnh nào thì anh chị vẫn luôn cánh bên nhau, chị Dậu rất mực yêu thương chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cho anh rồi quạt cho cháo nguội, rồi lại giục chồng ăn. Chị Dậu chỉ lo cho chồng còn bản thân thì chẳng màng, trong hoàn cảnh ấy bản thân chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác trách nhiệm lo toan cho gia đình. Chẳng thế mà chị Dậu thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải bảo vệ chồng và con chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” dù chỉ là một đoạn trích nhưng nó là một màn bi hài kịch với những xung đột đầy căng thẳng. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách chị Dậu là một người hiền dịu đầy tình yêu thương và biết sống khiêm nhường nhưng hoàn cảnh đã đẩy chị lên trở thành một sức mạnh phản ứng tiềm tàng. Đó chính là hình tượng chân thực và đặc sắc nhất về người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.