Giải chi tiết Bài tham khảo Mẫu 3 Trình bày suy nghĩ của em về vở kịch Cái bóng trên tường – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
“Chuyện người con gái Nam Xương” kể về một người phụ nữ tư dung tốt đẹp nhưng tiếc thay lại có số phận nghiệt ngã, dẫn đến cái chết đau buồn. Khắc họa bi kịch cuộc đời và số phận nghiệt ngã của nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Du đã vận dụng nhiều chi tiết nghệ thuật độc đáo. Trong đó chi tiết chiếc bóng của Vũ Nương trên tường là đặc sắc và gây ấn tượng hơn cả,
Hình ảnh chiếc bóng, đối với Vũ Nương dùng để dỗ dành đứa con của mình. Muốn Đản lớn lên mà không cảm thấy tủi nhục vì thiếu vắng tình yêu của cha bên mình, Vũ Nương đã ví von chiếc bóng như một người sống, đang bên cạnh nàng cùng chăm sóc cho con trai. Qua đó cho thấy Vũ Nương mang trong mình tình yêu thương con hết mực, với khát khao cung cấp cho con một cuộc sống đầy đủ tình yêu thương của cha và mẹ. Hình ảnh chiếc bóng lúc này làm rất tốt vai trò của mình, xây dựng được niềm tin và giúp Đản lớn lên khi không có cha bên cạnh.
Khi chồng ra trận, Vũ Nương thay chồng chăm sóc, lo toan cho mẹ chồng cùng lúc chăm nom cho đứa con còn trong bụng. Với mẹ chồng, nàng hết mực hiếu kính, tận tâm chăm sóc cho mẹ chồng lúc đau ốm mà không một lời oán than. Chồng ra trận khi con còn chưa lọt lòng đã là một mất mát rất lớn không chỉ dành cho con trai của Trương Sinh và Vũ Nương mà còn là điều rất đáng tủi thân của Vũ Nương. Nhưng Vũ Nương ko vì thế mà u buồn, sầu muộn mà thay vào đó là vượt lên nỗi buồn khổ mà cố gắng lo cho mẹ chồng già yếu và con thơ nhỏ dại .
Vũ Nương những tưởng như vừa ở vị trí là một người mẹ mà còn thay cho vị trí người cha của Trương Sinh nơi sa trận. Bé Đản còn rất nhỏ mà đã không có cha bên cạnh là một mất mát không gì có thể bù đắp được! Dù biết thế nhưng Vũ Nương vẫn cố gắng chăm sóc , nuôi nấng , chia sẽ để bé Đản vơi bớt dần đi phần nào sự tủi thân, trống vắng khi không có Trương Sinh bên cạnh. Mỗi khi bé Đản nhớ cha và hỏi thăm về cha thì Vũ Nương lại chỉ lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha của Đản để con không cảm thấy bị thiếu thốn hơi ấm của tình phụ tử và một phần cũng là để cho chính Vũ Nương cảm thấy đỡ thương nhớ người chồng của mình hơn. Qua chi tiết đó cũng cho ta thấy được tình cảm vợ chồng sâu sắc, thắm thiết mà Vũ Nương dành cho Trương Sinh. Nàng luôn nhớ và nghĩ đến chồng mình, nàng luôn nhắc đến và lông chàng trở về.
Một chiếc bóng – một con người – một số phận. “Chiếc bóng” của Vũ Nương có lẽ chỉ được nhìn nhận là một hình ảnh vô tri vô giác. Nhưng ít ai biết được sâu lắng trong đó là một nỗi niềm sâu đậm. “Chiếc bóng” là một vật để nàng có thể lấp đi sự thiếu vắng. Nàng vì không muốn con thiếu vắng cha nên chỉ ” chiếc bóng” đó là cha Đản. “Chiếc bóng” thể hiện chồng là bóng còn mình là hình, vì thương chồng và không muốn xa lìa.Nhưng nàng lại không ngờ chính “chiếc bóng oan nghiệt”, lời ngây thơ của con trẻ lại đưa nàng vào con đường oan ức, tủi nhục.
Nếu như nói đến cái chết bi thảm của Vũ Nương thì nguyên do một phần là vì bản tính đa nghi của Trương Sinh. Chàng chỉ tin vào lời nói về một phía của đứa trẻ mà đã nghi ngờ vợ mình. Khi đi lính về cùng với tin mẹ mất và lời nói của người con mà ngọn lửa đa nghi như đang bùng cháy khắp cơ thể và ăn mòn tư duy của chàng. Chàng đã không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích và bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ mình.
Trong xã hội phong kiến nên tính gia trưởng và đa nghi trong Trương Sinh là hoàn toàn có thật. Cũng vì thế mà chàng luôn cho bản thân mình là đúng và không nghe lời ai. Nhưng chàng còn hồ đồ đến mức là không tin vào nhân chứng như hàng xóm muốn minh oan cho vợ mình mà vẫn nhất quyết không nghe theo và vẫn không cho nàng có một cơ hội giải thích. Căn bản chàng không hề tin tưởng vào người vợ đã đầu ấp tay gối với mình bao nhiêu năm.
Chỉ vì lời nói của đứa trẻ còn hơi sữa mà ghen tuông mù quáng không nghe lời một ai. Chàng đánh đập nàng như thể muốn nàng không tồn tại trong cuộc sống này và xem nàng như một mối sỉ nhục. Chàng còn không niệm tình đến tình nghĩa vợ chồng và công chăm sóc mẹ già bao nhiêu năm qua mà vẫn đánh đập thẳng tay, không một chút thương tiếc. Trương Sinh còn chưa tìm hiểu rõ vấn đề ấy mà đã khẳng định vấn đề đó là hoàn toàn có thật. Trương Sinh luôn nghĩ Vũ Nương là một người vợ thất tiết, làm việc có lỗi với mình.
Nếu như chàng có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút thì Vũ Nương sẽ không chết, bé Đản cũng không phải chịu nỗi khổ mất mẹ trong khi còn quá nhỏ. Trong một phút chốc sai lầm mà Trương Sinh đã khiến cho gia đình tan vỡ. Cũng chính vì thái độ độc đoán, suy nghĩ hồ đồ và tính vũ phu mà chính bản thân Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương vào cái chết. Tạo nên cái kết cục bi thảm cho một người con gái đức hạnh như Vũ Nương.
Chiếc bóng là một thứ dù nhìn rất mỏng manh nhưng chúng ta không thể xoá bỏ được, không chiếm lấy, không chạm vào. Vũ Nương và những người phụ nữ Việt Nam ở thời đại phong kiến cũng vậy. Họ rất mỏng manh, tưởng như có thể bị tổn thương bất cứ lúc nào. Nhưng không, họ kiên cường hơn rất nhiều. Dù phải sống trong bao nhiêu định kiến, bao nhiêu sự hà khắc, coi thường thân phận, số phận nhưng họ vẫn sống và làm tốt trách nhiệm của một người con, người vợ và một người mẹ.
Không chỉ dừng lại ở đó, hình tượng chiếc bóng của Vũ Nương còn thể hiện sự tảo tần của Vũ Nương nói riêng và của cả người phụ nữ Việt Nam nói chung. Khi chồng ra chiến trường, một tay Vũ Nương phải lo lắng chăm sóc cho mẹ già và con nhỏ. Nàng đã phải làm việc từ sáng sớm đến chiều tối nàng vẫn thức chong đèn để chiếc bóng in trên tường. Và biết đâu trong ánh sáng loe loét đó là một niềm hy vọng nhỏ nhoi, là một sự mong chờ rằng tối nay chồng sẽ về.
Nguyễn Dữ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật lên hình ảnh cái bóng của Vũ Nương trong suốt quãng thời gian Trương Sinh vắng nhà. Tác giả ẩn dụ chiếc bóng Vũ Nương, giúp nàng trả lời cho bé Đản người cha của mình là ai. Cái bóng là một nút thắt quan trọng, đưa câu chuyện đến cao trào, đỉnh điểm của sự bi kịch và khổ đau của vũ nương. Nhưng cũng nhờ nút thắt ấy mà oan ức của Vũ Nương gánh chịu được gỡ bỏ. Chi tiết chiếc bóng sáng tạo, độc đáo ghi lại dấu ấn sâu sắc cho câu chuyện “người con gái Nam Xương” cho đến bây giờ.
Hình ảnh “chiếc bóng” của Vũ Nương đã được Nguyễn Dữ gợi ra tuy ít nhưng khiến cho ta gần như hiểu được toàn bộ nó. Một con người lồng với “chiếc bóng”, như hòa làm một. Số phận của người con gái Vũ Nương được “chiếc bóng” tưởng chừng như vô tri vô giác quyết định. “Chiếc bóng” là một điểm nhấn rất mạnh mẽ của nhà văn Nguyễn Dữ, tuy ngắn nhưng ý nghĩa bao la.