Đáp án Bài tham khảo Mẫu 3 Nêu suy nghĩ của em về sự ba phải – thiếu chủ kiến khi làm việc nhóm – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Vì sao chúng ta thiếu quyết đoán? Có phải nó xuất phát từ tâm lý thiếu tự tin, sợ sai hỏng, sợ thất bại phải không? Chẳng ai mong muốn bản thân mình vấp ngã, gặp thất bại cả, nhưng nếu không có vấp ngã, thất bại thì liệu chúng ta có trưởng thành hơn, có đi đến thành công? Nếu ai cũng lo sợ và lựa chọn những quyết định an toàn thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang để tuột mất cơ hội để bứt phá.
Khi bạn thiếu quyết đoán trong công việc, điều đó chứng tỏ bạn không tin vào năng lực của mình. Ngay cả bạn cũng không tin chính bạn thì thử hỏi sẽ có ai đủ can đảm đặt niềm tin vào bạn hay không?
Tất nhiên, chỉ khi bạn chắc chắn và tự tin với những quyết định của mình thì sếp và đồng nghiệp sẽ tin tưởng và đề cao con người bạn. Từ đó những công việc, kế hoạch, dự án do bạn phụ trách sẽ được mọi người tín nhiệm, an tâm.
Thiếu quyết đoán là sống chung với nỗi sợ. Chính nỗi sợ khiến bạn thu mình lại trong vùng an toàn. Bạn không dám thể hiện mình, không dám đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của chính mình. Bạn luôn đồng ý và dễ thỏa hiệp với những ý kiến của người khác. Chỉ vì bạn sợ sai lầm, sợ xấu hổ, sợ người khác đánh giá, chê cười, sợ vấp ngã, sợ thất bại…
Thiếu quyết đoán là dễ bị kẻ xấu lôi kéo. Khi đồng nghiệp, đối thủ biết là một kẻ thiếu quyết đoán thì họ sẽ lợi dụng tính điểm yếu này để lợi dụng, lôi kéo bạn. Chính sự nhút nhát và dễ thay đổi từ tác động của người khác khiến bạn trở thành quân cờ của kẻ xấu từ lúc nào không hay. Nhưng trái lại, nếu bạn có lập trường, quyết đoán thì chẳng ai dám tác động vào bạn bởi trong mắt họ, bạn “không phải dạng vừa” rồi.
Thiếu quyết đoán là mất đi cơ hội. Cơ hội chỉ đến một lần và những ai biết nắm bắt cơ hội thì người đó sẽ rút ngắn được con đường đi đến thành công. Nhưng nếu bạn là người thiếu quyết đoán thì đồng nghĩa với việc bạn đánh đánh mất cơ hội bởi bạn luôn đắn đo, băn khoăn và lo sợ.
Bạn sợ thất bại nên không dám thử sức, không dám bứt phá bản thân. Chưa kể sếp sẽ chẳng dám giao trọng trách cho bạn vì chẳng đủ tin tưởng bạn có đảm nhiệm được hay không. Từ đó những cơ hội thăng tiến cũng sẽ vụt mất vì tính thiếu quyết đoán. Bởi những người làm lãnh đạo, quản lý là đầu tàu là người quyết định sự thành công của tập thể thì không được phép thiếu quyết đoán. Chúng ta đều biết, để có được sự thành đạt trong sự nghiệp, không có phương thức nào mười phân vẹn mười song sự quyết đoán thường sẽ giúp bạn rất nhiều, có khi còn quyết định sự thành công của bạn. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy?
Trong bất kỳ công việc gì, nếu bạn là chủ thật sự thì quyết định cuối cùng là bạn. Bởi thế, bạn có quyết định hay không? Có quyết tâm thực hiện ý định hay không? là một điều rất quan trọng. Khi ra quyết định thường đòi hỏi bạn phải hạ quyết tâm với ý thức quyết đoán kịp thời, tóm lại là bạn phải sẵn sàng đón nhận thách thức.
Đối mặt với thách thức càng nhiều thì cơ hội càng lớn. Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội song đối với những người do dự chần chừ, cơ hội chắc chắn sẽ vụt mất. Tất nhiên, để có thể quyết đoán được một việc cũng không đơn giản song nếu như ta không dám bắt tay vào thì sao có khả năng chiến thắng. Bạn nên nhớ, bất cứ một người hiếu thắng nào cũng không nhất thiết trận nào cũng thắng cả, chỉ có chiến thắng nhiều hơn mà thôi. Thế nhưng nếu bạn lại lo sợ ngay từ khi chưa nghênh chiến thì rõ ràng cơ hội chiến thắng không thể nắm trong tay được. Giống như một đứa trẻ phải dũng cảm bước những bước chân đầu trong nỗi sợ hãi thì sau đó không lâu mới có thể bước những bước chân dài hơn – những bước chân như người lớn mà không còn chút sợ hãi nữa.
Có một nguyên nhân nữa làm bạn thiếu khả năng quyết đoán đó là bản tính biếng nhác. Bởi vì muốn đưa ra một quyết đoán có hiệu quả, bạn cần phải thu thập thông tin với một tinh thần bền bỉ trong một thời gian dài. Thu thập đầy đủ sự thật là tiền đề cần có của sự phát huy khả năng quyết đoán. Sau khi thu thập mọi thông tin trong từng mục, bạn cần đánh dấu cộng hoặc trừ để sau đó tự so điểm. Nếu cột bên cộng nhiều hơn thì bạn đừng chần chừ gì nữa hãy quyết đoán thực hiện công việc kinh doanh đó, còn nếu ngược lại thì cân nhắc thêm, nhưng nếu cả hai bên bằng nhau thì chỉ có cách dựa vào những kinh nghiệm trước đây của bạn và dựa vào vận may để quyết định.
Có một điều nữa bạn cần lưu ý đó là bạn chỉ nên lo lắng để có thể đưa ra quyết định không lãng phí dù chỉ là một phút song khi đã ra quyết định rồi thì sự lo lắng cần chấm dứt. Quyết định ý chí là liều thuốc mạnh mẽ của cả đời người, vì thế khi đã quyết tâm thì không nên thay đổi chủ ý. Dĩ nhiên, sau khi đã ra quyết định không ít người vẫn suy nghĩ đeo đẳng và lo lắng bồn chồn, sợ thất bại. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu nhiều lần xuất hiện khi bạn lo lắng quyết đoán. Bạn hãy cứ nghĩ như thế này cho việc quyết đoán đơn giản hơn. Cơ hội không dễ dàng đến vậy mà ta lại để nó bay ngang mất qua cửa sổ vào tay đối thủ cạnh tranh vậy chi bằng ta cứ thử kể cả nếu phải nếm mùi thất bại.
Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì sao thành công lại không thể đến.