Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Văn mẫu 8 - Kết nối tri thức Bài tham khảo Mẫu 2 Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối...

Bài tham khảo Mẫu 2 Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng Văn mẫu 8: Nói đến văn học Mỹ, người đọc thế giới thường nhắc tới O. Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất

Đáp án Bài tham khảo Mẫu 2 Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Nói đến văn học Mỹ, người đọc thế giới thường nhắc tới O.Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất. Với một vốn sống phong phú, O.Henry đã sáng tác hơn 400 truyện ngắn và góp vào nền văn học Mỹ một tiếng nói rất riêng. Văn chương của O.Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo.

Giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi khi giấu sau những nụ cười là một sự nghiệt ngã đến không ngờ của cuộc sống. Rất nhiều tác phẩm của O.Henri có những kết thúc bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc. Nhiều độc giả yêu quý nhà văn này đã rất ngạc nhiên vì một nhà văn không có học vấn cao (ông chỉ học ở một trường tư cho đến năm 15 tuổi) nhưng lại rất thành công với mảng truyện ngắn và đã đưa vào tác phẩm của mình một xã hội đa dạng và rộng lớn của nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Bạn có thể tìm thấy trong văn chương O.Henri những tội phạm, thế giới của người vô gia cư, cuộc sống phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìm vàng cho đến cuộc sống giàu sang của thành phố New York… Đặc biệt, chúng ta bắt gặp trong truyện của ông một lối viết văn giàu kịch tính. ó là một chuỗi liên tiếp và sự đan cài khéo léo phức tạp các yếu tố bất ngờ mà chỉ đến câu cuối cùng của tác phẩm, cái nút ấy mới được tháo gỡ.

Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: “Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ”. Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây.

Ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiếm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những hoạ sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy O. Hen-ri không thi vị hoá cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.

Câu chuyện xoay quanh một chiếc lá có lẽ không quá nhỏ nhưng chẳng lớn lao gì mấy để cho người ta, qua một cái sân rộng chúng sáu thước có thể quan sát được dễ dàng, Đó là chiếc lá cuối cùng của “một cây leo già cỗi, tàn héo, cạn nhựa sống, rễ đầy những bướu” khẳng khiu trơ trụi bám víu vào cái cây leo gầy guộc kia được bao lâu nữa mới gánh nặng của những cơn gió bấc rét cắt ruột. Những trận mưa đập ào ạt, dai dẳng trên cửa sổ, trên mái hiên những đợt tuyết rơi..? Trong thực tế, thì chỉ qua bốn ngày gần đây hằng trăm chiếc lá lắt lẻo trên một dây leo héo hắt khiến tôi nghĩ đến một cuộc sống tàn lụi, mong manh, bị vùi dập phũ phàng mà gắng chịu đựng dũng cảm tồn tại.