Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Văn mẫu 8 - Kết nối tri thức Bài siêu ngắn Mẫu 2 Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất...

Bài siêu ngắn Mẫu 2 Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí Văn mẫu 8: Hoàng Lê nhất thống chí, cuốn sách của dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai, một cuốn sách ghi lại nhiều sự kiện lịch sử

Hướng dẫn giải Bài siêu ngắn Mẫu 2 Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Hoàng Lê nhất thống chí, cuốn sách của dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai, một cuốn sách ghi lại nhiều sự kiện lịch sử, trong đó có vua Quang Trung đại phá hơn ba mươi vạn quân Thanh, một tác phẩm đưa con người ngược lại quá khứ để thấy được cuộc sống, xã hội thời bấy giờ và hòa mình vào chiến thắng vẻ vang hào hùng, đắm mình trong không khí tưng bừng lịch sử đó.

Ngô Gia Văn Phái đã tái hiện chân thực nhân vật lịch sử Quang Trung, người có công to lớn, một vị anh hùng của dân tộc trong chống ngoại xâm, giữ gìn đất nước, Quang Trung hiện lên trong tâm trí người đọc là một con người mạnh mẽ, quyết đoán, tài trí song toàn, xả thân vì đất nước, xả thân vì dân tộc, đoán trước được những gì sẽ xảy ra với nhân dân ta khi nghe tin quân Thanh tấn công vào miền Bắc đất nước ta, nhận thấy được mối nguy hại cận kề, sự tàn khốc mà quân Thanh sẽ gây ra cùng với sức mạnh của chúng ông đã lên ngôi hoàng đế tự mình dẫn quân ra Bắc ngăn chặn mối nguy hại đó, một con người tài ba có tài thao lược, con người có thể thấu hiểu lòng dân, thấu hiểu lòng binh sĩ, những lời lẽ của ông khích lệ mạnh mẽ tình yêu dân tộc, sức mạnh, nỗi khát khao trong lòng binh sĩ. Không chỉ thế ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, biết cách chọn người tài, đứng đầu nhưng vẫn lắng nghe ý kiến từ nhiều phía để có cái nhìn đúng đắn nhất về sự việc.

Đặc biệt mưu lược hơn người của Quang Trung thể hiện trong cách ông cầm quân, cách mà ông lãnh đạo binh sĩ của mình tiến công thần tốc ra Bắc, cùng với chiến thuật được lên trước đó vô cùng tinh vi, không có một kẽ hở nào trước cuộc tấn công quân Thanh ở Ngọc Hồi, sự tư duy khi ông cho người ghép ván, lấy rơm dấp ván đánh vào tâm lí quân địch khiến chúng hoảng sợ dẫm đạp lên nhau chạy về nước trước sự xuất hiện bất ngờ của quân ta, tính chất bất ngờ là vô cùng quan trọng trong trận thắng lần đó, sự kiêu căng chủ quan vì sức mạnh của bản thân mà coi thường quân dân ta đã dẫn tới thất bại của quân Thanh. Lúc quân thanh còn kiêu ngạo cả tướng lẫn quân cũng là lúc lực lượng của ta chuẩn bị chu đáo, biến đổi từng ngày một, không khinh thường địch, tinh thần dân tộc đồng lòng của nhân dân cũng là nguyên nhân to lớn nhất dẫn tới những trận thắng tiếp theo. vừa ca ngợi mưu trí song toàn của Quang Trung các tác giả nhà Ngô Gia Văn Phái cũng đã rất tinh tế trong tái hiện lại thảm cảnh vô cùng nhục nhã của bè lũ vua quan tướng Ngô Sĩ Nghị và sự mục nát, yếu ớt không có tinh thần của dưới thời vua Lê Chiêu Thống, những con người bất tài vô dụng đó người thì theo thuyền cá về phía Bắc lẩn trốn, người thì tháo chạy không kịp mặc giáp, không kịp đóng yên ngựa.

Ngòi bút tinh tế của mình các tác giả đã dựng lên một thảm cảnh vừa buồn cười vừa tủi nhục của chế độ mục nát, đồng thời ca ngợi sự tài tình của vua Quang Trung, tinh thần dân tộc của quân dân ta kiên cường, phản ánh trận chiến ác liệt và vẻ vang của chiến thắng trong giai đoạn lịch sử không thể quên.