Giải Kết bài – Văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
KB 1
Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi qua bài thơ này. Nhà thơ về quê ở ẩn đắm chìm trong không gian cảnh vật nơi Côn Sơn, thiên nhiên ấy giống như tri kỉ của nhà thơ vậy. Hồn thơ cùng với thiên nhiên như hòa vào làm một. Đặc biệt qua đó ta cũng thấy được những quan điểm suy nghĩ của nhà thơ về sự “hiền, ngu” trong cuộc đời.
KB 2
Đọc những bài thơ của Nguyễn Trãi viết về cảnh vật thôn quê, chúng ta hiểu thêm về tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của ông. Bài ca Côn Sơn khiến lòng ta xao xuyến, bồi hồi và càng thêm gắn bó với từng mảnh vườn, góc phố quê hương.
KB 3
Bút pháp miêu tả bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi thật tài tình: hình ảnh thơ tươi đẹp, liên tưởng thú vị độc đáo, hình ảnh thiên nhiên và con người sóng đôi một cách tự nhiên… Từ đó, ta thấy được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, và nhân cách thanh cao, ung dung của nhà thơ tỏa sáng trên từng câu chữ. “Bài ca Côn Sơn” không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.
KB 4
Bài ca Côn Sơn là một bài thơ nêu lên cảnh thiên nhiên vô cùng sâu sắc và rất đẹp của nhà thơ. Đồng thời thể hiện nên tấm lòng yêu thiên nhiên của của tác giả và thể hiện tâm hồn nhân văn của tác giả. Có thể nói “Bài ca Côn Sơn” là bài ca của sự sống, sự sống được ướp đượm hương sắc của suối rừng đất nước quê hương.
KB 5
Tóm lại, đoạn thơ tám dòng của bài Côn Sơn ca cho ta thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa Nguyễn Trãi với cảnh vật Côn Sơn. Sự giao hòa đó vừa nói lên nhân cách thanh cao, vừa nói lên phẩm chất thi sĩ lớn lao của Nguyễn Trãi và tất cả là dựa trên một triết lý sâu xa: con người và thiên nhiên là một, muốn sống thanh thản, con người hãy đến với thiên nhiên, tìm ở thiên nhiên những vẻ đẹp, những biến đổi kỳ diệu để có cách ứng xử đúng nhất…
Nguồn: Sưu tầm