Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Văn mẫu 8 - Chân trời sáng tạo Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn Văn mẫu...

Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn Văn mẫu 8: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính, …)

Đáp án Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn – Văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính,…).

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).

2. Thân bài

a. Cảnh vật Côn Sơn

– Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn:

+ Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm

+ Đá rêu phơi êm ái như ngồi trên chiếu

+ Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày

+ Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng

– Biện pháp nghệ thuật:

+ Cảnh vật được miêu tả bằng thủ pháp so sánh giàu sức gợi.

+ Bức tranh có sự kết hợp giữa âm thanh và màu sắc.

+ Hình ảnh được lựa chọn miêu tả: thông, trúc – loài cây tượng trưng cho Côn Sơn, biểu trưng của sự thanh cao

⇒ Gợi vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao, khoáng đạt, yên tĩnh và nên thơ: Có âm thanh sống động hồn người, có sắc xanh bất tận bao la hùng vĩ của cây rừng Côn Sơn. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỷ của nhà thơ.

b. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn

– Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.

– Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên khoáng đạt: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…

⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn.

– Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên:

+ Gắn bó, giao hoà nhưng con người không bị tan biến trước thiên nhiên khoáng đạt.

+ Nhân vật trữ tình tha thiết muốn hoà vào cảnh vật một cách chân tình, trọn vẹn.

+ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

+ Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

+ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

+ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

⇒ Thể hiện sức sống thanh cao, sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp, trong lành đồng thời ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

3. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.

+ Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…

– Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.