TRƯỚC KHI VIẾT a. Lựa chọn đề tài b. Tìm ý Vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?. Hướng dẫn Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức – siêu ngắn – Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng – đất nước). Mỗi cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ với cộng đồng, đất nước….
Đề bài/câu hỏi:
(trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Mỗi cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ với cộng đồng, đất nước. Qua những vấn đề cụ thể của đời sống xã hội, mối quan hệ này càng được thể hiện rõ ràng. Thế nhưng, trước một vấn đề, nhận thức của mọi người thường có những điểm khác nhau. Vì thế, bàn luận một cách thấu đáo về một vấn đề nào đó, giúp người đọc thấy được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, đất nước là điều rất cần thiết.
Yêu cầu:
– Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến.
– Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.
– Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.
– Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
Hướng dẫn:
1. TRƯỚC KHI VIẾT
a. Lựa chọn đề tài
b. Tìm ý
– Vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?
– Vấn đề có những khía cạnh cơ bản nào? Cần dùng lí lẽ và bằng chứng nào để làm rõ từng khía cạnh?
– Cần có hành động như thế nào sau khi nhận thức về vấn đề?
c. Lập dàn ý
– Mở bài: Nêu vấn đề đời sống và ý kiến riêng của người viết về vấn đề đó
– Thân bài: Lập luận làm sáng tỏ rõ ý kiến và thuyết phục người đọc
+ Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng)
+ Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng)
+ Liên hệ, mở rộng vấn đề (Lí lẽ, bằng chứng)
– Kết bài: Những nhận thức và hành động người đọc cần hướng tới
2. VIẾT BÀI
3. CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
Lời giải:
Bài tham khảo:
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.
Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.