Làm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa. Hướng dẫn Soạn bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức – siêu ngắn – Bài 1: Câu chuyện của lịch sử. Đọc một cuốn truyện lịch sử, em sẽ có thêm hiểu biết về các sự kiện,…
Đề bài/câu hỏi:
(trang 33, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử).
Đọc một cuốn truyện lịch sử, em sẽ có thêm hiểu biết về các sự kiện, nhân vật lịch sử qua sự tái hiện sống động của nhà văn. Từ đó, em có thể rút ra bài học cho cuộc sống hôm nay. Việc trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử đã đọc không chỉ là dịp để em chia sẻ với các bạn những hiểu biết của mình về tác phẩm, mà còn giúp em rèn luyện kĩ năng nói.
Hướng dẫn:
Làm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Lời giải:
1. Trước khi nói:
Để thực hiện tốt bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử, cần chuẩn bị nội dung theo một trong hai phương án sau đây:
– Phương án thứ nhất: Trình bày bài nói trên cơ sở bài viết đã thực hiện. Với phương án này, em cần tóm lược nội dung bài viết thành dân ý bài nói, gồm đầy đủ các phần. Ghi chú những điểm cần nhấn mạnh trong cách mở đầu, triển khai và kết luận để gây ấn tượng cho người nghe.
+ Cần lưu ý chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói.
+ Ghi những từ ngữ, câu văn quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày (câu giới thiệu cuốn truyện; các từ ngữ thể hiện đúng thông tin về cuốn truyện; những câu văn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của em đối với những khía cạnh gây ấn tượng của cuốn truyện;…)
– Phương án thứ hai: Chưa có bài viết giới thiệu về cuốn truyện. Trước hết, em cần tìm đọc một số cuốn truyện lịch sử, chọn một cuốn em cảm thấy có hứng thú để giới thiệu. (Gợi ý những cuốn truyện em có thể đọc: Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng; Đêm hội Long Trì, An Tư của Nguyễn Huy Tưởng; Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng; Trên sông truyền hịch, Người Thăng Long của Hà Ân;….. Sau khi đọc kỹ cuốn truyện, em hãy lập dàn ý bài nói với các nội dung cơ bản sau đây:
+ Giới thiệu chung về cuốn truyện (tên truyện, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang…)
+ Giới thiệu nội dung của cuốn truyện (thời kỳ lịch sử được tái hiện trong truyện, tóm lược cốt truyện, nêu các sự kiện gắn với nhân vật chính và các nhân vật có liên quan…)
+ Nhận xét ngắn gọn một số nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện (sự hấp dẫn của cách kể, cách khắc hoạ nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại…).
+ Nêu một vài suy nghĩ của em về cuốn truyện.
2. Trình bày bài nói:
– Bám sát dàn ý đã lập để trình bày bài nói cho rõ ràng, mạch lạc:
+ Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
+ Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện..
+ Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.
– Lưu ý: Khi tình bày, cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình,…), thể hiện các thông tin một cách chính xác. Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…
3. Sau khi nói:
Trao đổi, đánh giá những vấn đề sau đây để cùng rút kinh nghiệm:
– Các thông tin chung về cuốn truyện đã được giới thiệu rõ ràng chưa?
– Nội dung bài nói đã làm rõ được những thông tin quan trọng về nội dung và nghệ thuật của cuốn truyện chưa?
– Cảm xúc, suy nghĩ của người nói về cuốn truyện được thể hiện như thế nào?
– Việc sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ, khả năng tương tác với người nghe đạt mức độ nào?
– Người nghe có thái độ như thế nào? Có nắm bắt được nội dung bài nói và nêu được ý kiến trao đổi không?