Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Soạn văn 8 - Kết nối tri thức siêu ngắn Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù...

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) Văn 8 tập 1 Kết nối tri thức – siêu ngắn: (trang 75, Văn 8, tập 1) Trước những vấn đề của cuộc sống, không phải mọi người đều nhận thức giống nhau. Do vậy

Từng thành viên nêu lên góc nhìn của mình để trao đổi và thống nhất chọn một vấn đề phù hợp. Gợi ý Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức – siêu ngắn – Bài 3: Lời sông núi. Trước những vấn đề của cuộc sống, không phải mọi người đều nhận thức giống nhau. Do vậy,…

Đề bài/câu hỏi:

(trang 75, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trước những vấn đề của cuộc sống, không phải mọi người đều nhận thức giống nhau. Do vậy, chúng ta cần biết tổ chức thảo luận. Việc thảo luận đòi hỏi chúng ta phải nắm được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi.

Hướng dẫn:

Từng thành viên nêu lên góc nhìn của mình để trao đổi và thống nhất chọn một vấn đề phù hợp, được nhiều người quan tâm để cùng thảo luận.

Lời giải:

TRƯỚC KHI THẢO LUẬN

Câu hỏi 1. Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước?

Học sinh cần quan tâm những vấn đề của đất nước

Câu hỏi 2. Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông?

– Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông.

– Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy, mô tô,…

– Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,..

– Tuyên truyền vận động người thân và bạn bè thực hiện nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông.

Câu hỏi 3. Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc?

– Tôn trọng những nét đẹp truyền thống văn hóa mà ông cha ta để lại: những món ăn dân tộc, áo dài truyền thống,…

– Bảo vệ di sản văn hóa: giữ gìn sạch đẹp các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; không lạm dụng tiếng nước ngoài, những từ ngữ khó hiểu,…

– Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt, không sử dụng những lời nói tục.

– Yêu quý, tự hào chính ngôn ngữ của dân tộc mình.

ĐÁNH GIÁ

Sau khi thảo luận, cả lớp cần tập trung trao đổi về một số khía cạnh:

Câu hỏi 1. Vấn đề đời sống được thảo luận thực sự có ý nghĩa không, có tác động gì đến nhận thức của bản thân?

Câu hỏi 2. Các ý kiến phát biểu đã tập trung vào trọng tâm của vấn đề chưa, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề như thế nào?

Câu hỏi 3. Các thành viên tương tác với nhau ở mức độ nào. có thể hiện thái độ tôn trọng, học hỏi nhau trong thảo luận không?

Câu hỏi 4. Người điều hành và thư ký đã thể hiện đúng vai trò của mình chưa?