Soạn văn Câu 4 trang 98, SGK Ngữ văn 8, tập 2 – Ôn tập bài 9. Gợi ý: Vận dụng kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu cảm.
Câu hỏi/Đề bài:
Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ.
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến
Lời giải:
Câu kể: – Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để: – Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. – Nói lên ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm. – Cuối câu kể đặt dấu chấm.
Ví dụ: Hôm qua, tôi đã đi xem phim với bố mẹ.
Câu hỏi:
– Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.- Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi dùng để tự hỏi mình.
– Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào,sao, không,…Khi viết, cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi
Ví dụ: Sáng nay bạn học những môn học nào?
Câu cảm :
– Câu cảm dùng để biểu lộ cảm xúc vui buồn giận ghét… của người nói đối với một sự vật, sự việc nào đó
– Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chao ôi, chà, trời, quá, lắm,…
Ví dụ: Tôi quá bất ngờ khi bạn xuất hiện.
Câu khiến :
– Câu cầu khiến là câu nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác làm. – Muốn nêu ý cầu khiến, khi đặt câu cầu khiến, người ta thường dùng những từ ngữ như : đừng, chớ, hãy, nên, cần, lên, đi …
Ví dụ: Ngày mai bạn đón tôi đi học được không?