Hướng dẫn soạn Câu 3 trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 2 – Ôn tập học kì 2. Tham khảo: Ôn tập lại kiến thức về thơ Đường luật.
Câu hỏi/Đề bài:
Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật là gì? Chỉ ra và nhận xét một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7.
Hướng dẫn:
Ôn tập lại kiến thức về thơ Đường luật
Lời giải:
– Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật
Khái niệm |
Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu). |
Bố cục |
– Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). – Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp |
Niêm |
Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc |
Vần |
Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4. |
Nhịp |
Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn) |
Đối |
Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa |
– Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:
Văn bản |
Thủ pháp nghệ thuật trào phúng |
Mời trầu |
Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội |
Vịnh khoa thi Hương |
Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả. |