Hướng dẫn soạn Định hướng Nghị luận về một tư tưởng – đạo lí – Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết.
Câu hỏi/Đề bài:
(trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,… Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,… nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:
Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. “Chết trong còn hơn sống đục.”.
Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”.
1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:
– Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.
– Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.
– Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)
– Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết