Hướng dẫn soạn Câu 3 trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 1 – Thực hành tiếng Việt bài 3. Hướng dẫn: Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3 để thực hiện bài tập.
Câu hỏi/Đề bài:
Xếp mỗi đoạn văn dưới đây vào kiểu phù hợp: đoạn văn diễn dịch, đoạn văn quy nạp, đoạn văn song song, đoạn văn phối hợp. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn (trừ đoạn văn song song).
a) Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khí quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão. (Theo Lưu Quang Hưng)
b) Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các cơn lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của. (Theo Mơ Kiều)
c) Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân. (Theo Mơ Kiều)
d) Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người. (Theo Mơ Kiều)
Hướng dẫn:
Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3 để thực hiện bài tập
Lời giải:
a. Đoạn văn diễn dịch. Câu chủ đề: “Bên cạnh thủy triều….là gió”
b. Đoạn văn song song.
c. Đoạn văn quy nạp. Câu chủ đề: “Có thể nói lũ lụt… người dân.”
d. Đoạn văn phối hợp. Câu chủ đề: “Không chỉ gây thiệt hại về vật chất…… rất nhiều người.” và “Như vậy,…. về người.”