Đáp án Câu 3 trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một – Tiếng Việt trang 8 sách bài tập Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Gợi nhớ kiến thức của từ tượng hình và từ tượng thanh để chỉ ra tác dụng của việc sử.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình đối với việc miêu tả không gian khu rừng trong đoạn văn sau:
Rồi một hôm, giông bão gầm thét trên rừng, cây cối ào ào ghê rợn. Trong rừng bỗng tối mù tối mịt, tưởng chừng như bao nhiêu đêm tối trên đời kể từ khi có rừng đến nay đều tụ cả lại. Những con người nhỏ bé đi giữa những cây lớn, trong tiếng sấm đáng sợ. Họ đi, còn những cây khổng lồ lắc lư, nghiên ken két và gào lên những bài ca thịnh nộ. Ảnh chớp bay trên các ngọn cây, loé ảnh lửa xanh lạnh lẽo, rọi sáng trong khoảnh khắc và biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, làm mọi người kinh sợ. Cây cối được ảnh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống, đang dang rộng những cánh tay dài ngoằn ngoèo, đan thành một mạng lưới dày xung quanh đoàn người, cố ngăn chặn họ. Từ trong đám cành tối tăm, có cái gì đáng sợ, hắc ám, lạnh lẽo nhìn đám người đang đi.
(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)
Hướng dẫn:
Gợi nhớ kiến thức của từ tượng hình và từ tượng thanh để chỉ ra tác dụng của việc sử dụng trong đoạn văn.
Lời giải:
– Những từ tượng hình (tối mù tối mịt, lắc lư, ngoằn ngoèo).
– Những từ tượng thanh (ào ào, ken két)
→ Tác dụng: Góp phần miêu tả không gian tối tăm, lạnh lẽo cùng những thanh âm đáng sợ của khu rừng, làm tăng cảm giác sợ hãi của người đọc khi theo chân đoàn người đi sâu vào khu vườn bí hiểm.