Giải chi tiết Câu 6 trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2 – Bài tập đọc hiểu: Người thầy đầu tiên trang 9 sách bài tập Ngữ văn 8 – Cánh diều. Hướng dẫn: Dựa vào kiến thức đã học để so sánh hai văn bản.
Câu hỏi/Đề bài:
Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại những ấn tượng của em về hình ảnh hai cây phong non trong văn bản.
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức đã học để so sánh hai văn bản
Lời giải:
Bài tham khảo
Hình ảnh hai cây phong non được miêu tả khá chi tiết (qua cái nhìn của nhân vật An-tư-nai) trong văn bản: “Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc,”, “từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động, đung đưa… Hình ảnh này đã thể hiện sự quan sát tinh tế và tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật An-tư-nai, cũng chính là của tác giả truyện ngắn. Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa: nó gợi niềm lạc quan (những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng), nó là lời động viên về tương lai tươi sáng (Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước…), nó thể hiện tình thương yêu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt của người thầy dành cho học trò của mình như lời thầy Đuy-sen đã nói với An-tư-nai (“Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy, em ạ, số phận em nhất định sẽ như thế. Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này. An-tu-nai ạ, ta sẽ tự tay trồng lấy hai cây phong này. Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ…”.). Từ đó, hình ảnh hai cây phong non nhắc chúng ta đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của những người thầy trong cuộc đời mình.