Lời giải Câu 13 trang 57, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1 – Bài tập trang 55 sách bài tập Ngữ văn 8 – Cánh diều. Tham khảo: Xem lại kiến thức đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
(Câu hỏi 13, SGK) Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai.
Hướng dẫn:
Xem lại kiến thức đã học
Lời giải:
Những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai:
Khi thực hiện
Người nói:
– Nội dung trình bày:
+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.
+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.
-Hình thức trình bày:
+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.
+ Các nội dung minh hoạ có chất lượng.
+ Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.
+ Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.
-Tác phong, thái độ trình bày:
+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.
+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều.
+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng. + Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng.
+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.
Người nghe:
– Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại.
– Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.
– Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.
Khi nhận xét
Người nói:
– Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày.
– Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày,…
– Tự đánh giá:
+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?
+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?
Người nghe:
– Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa.
– Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.
– Đánh giá:
+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
+ Điều em rút ra được từ bài trình bày của bạn là gì?