Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Đề thi đề kiểm tra Văn 8 - Kết nối tri thức Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức –...

Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức – Đề số 4: Đáp án PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Như chúng ta đã biết

Giải chi tiết Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức – Đề số 4 – Đề thi học kì 2 – Đề số 4 – Đề thi đề kiểm tra Văn 8 Kết nối tri thức. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Như chúng ta đã biết,…

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chỉ, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”

(Trích Thông tin về ngày trái đất năm 2000)

Câu 1. (0.75 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2. (0.75 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3. (1.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 08 đến 12 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lợi ích của bảo vệ môi trường.

Câu 2. (5 điểm) Những suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay.

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0.75 điểm)

Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Hướng dẫn:

Chú ý chú thích dưới đoạn văn

Lời giải:

Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000

Câu 2 (0.75 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt đã được học

Lời giải:

Thuyết minh

Câu 3 (0.5 điểm)

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Nội dung của đoạn văn nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

PHẦN II – LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 08 đến 12 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lợi ích của bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn:

Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong cần nêu được:

– Suy nghĩ cả nhân về tác hại của bao bì ni lông với môi trường.

– Trách nhiệm của các tổ chức xã hội (nói chung) và cá nhân em.

(nói riêng) với việc hạn chế và không sử dụng bao bì ni lông

Lời giải:

Bài tham khảo:

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiêm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững.Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y. Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng.Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt: chúng ta cần phải xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp.

Câu 2 (2 điểm)

Những suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay.

Hướng dẫn:

– Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.

– Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

– Bố cục: Chặt chẽ, đủ ba phần của bài văn.

Lời giải:

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận:

– Thời học sinh và sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

– Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp và hồn nhiên của những thế hệ học sinh không còn được giữ gìn như xưa nữa. Thay vào đó là xuất hiện những lời nói và nhiều hành động thô bạo, bậy bạ, tục tĩu không phù hợp lứa tuổi, thậm chí những đứa trẻ ngày nay còn đánh nhau, chúng giằng xé áo, đánh bạn ở giữa đường.

– Tình trạng về bạo lực học đường cũng diễn ra rất phổ biến, tràn lan và được lan truyền rất rộng rãi ở trên Internet, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thêm về tình trạng nhức nhối này.

2. Thân bài

• Thế nào được gọi là bạo lực học đường?

– Bạo lực học đường được biết đến là những hành vi có tính chất thô bạo, thiếu đạo đức giữa những học sinh, sinh viên.

– Cách cư xử rất thiếu văn minh và không có giáo dục trong thế hệ học sinh, sinh viên.

– Xúc phạm nặng nề đến tinh thần và thể xác của người khác, gây ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Hiện trạng của hành vi bạo lực học đường trong xã hội hiện nay:

– Hình thức:

Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp lên nhân phẩm, làm tổn thương nặng nề về mặt tinh thần đến con người thông qua từng lời nói.

Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại nhiều đến sức khỏe, xâm phạm đến cơ thể nhiều con người thông qua những hành vi có tính bạo lực.

– Thực tế chứng minh:

Chỉ cần một thao tác tìm kiếm rất nhanh trên thanh tra cứu của Google, chúng ta có thể tìm thấy được hàng loạt những clip bạo lực của rất nhiều nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạn bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường nữa vừa xảy ra ở tỉnh Quảng Ninh và rất nhiều vụ bạo lực khác.

Học sinh có thái độ không đúng mực đối với các thầy cô giáo, sử dụng hung khí như dao, mã tấu đâm bạn bè, thầy cô…

Lập nên các nhóm hội tập hợp nhiều đối tượng hoạt động đánh nhau có tổ chức.

Giáo viên có hành vi đánh đập, chửi bới, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh và cha mẹ học sinh…

Nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng bạo lực trong học đường:

– Do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường có bạo lực, thiếu văn hóa.

– Chưa có sự quan tâm, sát sao từ gia đình.

– Không có sự giáo dục một cách đúng đắn từ phía nhà trường.

– Xã hội thờ ơ, dửng dưng trước những hành động bạo lực học đường.

Sự phát triển trong suy nghĩ còn chưa toàn diện của học sinh.

* Hậu quả của bạo lực học đường:

– Với những người bị hứng chịu bạo lực:

Bị ảnh hưởng rất lớn về cả tinh thần và thể chất.

Làm cho gia đình của họ phải chịu những đau thương.

Làm cho cả xã hội thêm nghị luận, tranh cãi.

Với những người gây ra nạn bạo lực:

Phát triển sẽ không toàn diện.

Bị mọi người trong xã hội chê trách, ghét bỏ.

Ảnh hưởng một cách trực tiếp tới cuộc sống ở hiện tại và trong tương lai, sự nghiệp cũng bị mất.

• Giải pháp để có thể khắc phục nạn bạo lực học đường

– Nhà trường cần phải nâng cao được tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh sao cho hiệu quả nhất, luôn lắng nghe, quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn cả trong nhận thức của các em học sinh, sinh viên về các vấn đề xung quanh.

– Cha mẹ của học sinh, sinh viên nên chăm lo và quan tâm đến con cái họ nhiều hơn. Định hướng tư tưởng cho học sinh để không có những suy nghĩ lệch lạc

Tự bản thân học sinh, sinh viên cần phải có trách nhiệm xa lánh, ngăn chặn đi tình trạng này.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết về nạn bạo lực học đường.

– Đây là một hành vi trái với chuẩn mực, không tốt đối với cá nhân và xã hội.

– Em sẽ cần làm gì hiện tại và trong tương lai để có thể ngăn chặn tình trạng này?