Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Đề thi đề kiểm tra Văn 8 - Cánh diều Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều – Đề số...

Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều – Đề số 5: Đề thi PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau

Trả lời Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều – Đề số 5 – Đề thi học kì 2 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Văn 8 Cánh diều. Đọc văn bản sau: Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những…

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường Super Awesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cùng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây… – những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.

(Theo Thu Phương, Baomoi.com)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Văn bản thông tin

B. Nghị luận xã hội

C. Nghị luận văn học

D. Kí

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 3. Đối tượng chính được nghị luận trong văn bản trên là:

A. Điện thoại thông minh (smartphone)

B. Công nghệ

C. Trẻ em

D. Người nghiện

Câu 4. Ở đoạn văn thứ 2, tác giả sử dụng thao tác lập luận nào?

A. Thao tác lập luận giải thích

B. Thao tác lập luận phân tích

C. Thao tác lập luận chứng minh

D. Thao tác lập luận bình luận

Câu 5. Trong văn bản, tác giả nhắc tới những “tác dụng phụ” nào của smartphone?

A. Thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây…

B. Chỉ biết “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya

C. Chỉ biết lướt facebook, đăng story

D. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…

Câu 6. Trợ từ trong câu: “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”” là:

A. Cũng

B. chính

C. không ít

D. quá

Câu 7. Biện pháp tu từ sử dụng trong câu: “Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…” là:

A. So sánh

B. Điệp ngữ

C. Ẩn dụ

D. Nói quá

Câu 8. Dòng nào sau đây là sai khi nói về nội dung văn bản trên:

A. Thực trạng tình hình sử dụng smartphone của giới trẻ

B. Đưa ra những số liệu cụ thể về tình trạng sử dụng smartphone của giới trẻ

C. Phủ định những ưu điểm của điện thoại thông minh

D. Đưa ra lời khuyên về việc sử dụng smartphone

Câu 9. (1.0 điểm) Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ “thông minh” trong: “dùng điện thoại thông minh1 một cách thông minh2

Câu 10. (1.0 điểm) Bài học em rút ra từ văn bản trên là gì?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Em hãy viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

A

C

D

B

C

B

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Văn bản thông tin

B. Nghị luận xã hội

C. Nghị luận văn học

D. Kí

Hướng dẫn:

Chú ý hình thức, ngôn ngữ của văn bản

Lời giải:

Văn bản thông tin

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Hướng dẫn:

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã được học

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.5 điểm)

Đối tượng chính được nghị luận trong văn bản trên là:

A. Điện thoại thông minh (smartphone)

B. Công nghệ

C. Trẻ em

D. Người nghiện

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Đối tượng chính được nghị luận trong văn bản trên là: Điện thoại thông minh (smartphone)

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.5 điểm)

Ở đoạn văn thứ 2, tác giả sử dụng thao tác lập luận nào?

A. Thao tác lập luận giải thích

B. Thao tác lập luận phân tích

C. Thao tác lập luận chứng minh

D. Thao tác lập luận bình luận

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Thao tác lập luận chứng minh

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Trong văn bản, tác giả nhắc tới những “tác dụng phụ” nào của smartphone?

A. Thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây…

B. Chỉ biết “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya

C. Chỉ biết lướt facebook, đăng story

D. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím” …

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím” …

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Trợ từ trong câu: “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”” là:

A. Cũng

B. chính

C. không ít

D. quá

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về trợ từ

Lời giải:

Trợ từ: chính

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.5 điểm)

Biện pháp tu từ sử dụng trong câu: “Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím” …” là:

A. So sánh

B. Điệp ngữ

C. Ẩn dụ

D. Nói quá

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ

Lời giải:

Biện pháp tu từ ẩn dụ

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.5 điểm)

Dòng nào sau đây là sai khi nói về nội dung văn bản trên:

A. Thực trạng tình hình sử dụng smartphone của giới trẻ

B. Đưa ra những số liệu cụ thể về tình trạng sử dụng smartphone của giới trẻ

C. Phủ định những ưu điểm của điện thoại thông minh

D. Đưa ra lời khuyên về việc sử dụng smartphone

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, rút ra nội dung chính

Lời giải:

Đưa ra những số liệu cụ thể về tình trạng sử dụng smartphone của giới trẻ

=> Đáp án: B

Câu 9 (1.0 điểm)

Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ “thông minh” trong: “dùng điện thoại thông minh1 một cách thông minh2

Hướng dẫn:

Đọc kĩ và giải thích

Lời giải:

– Nghĩa của từ thông minh (1) là khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web wifi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.

– Nghĩa của từ thông minh (2) chỉ cách người dùng sử dụng điện thoại, sử dụng để thực hiện được các yêu cầu công việc khác nhau một cách linh hoạt nhưng không lạm dụng quá mức dẫn đến lệ thuộc vào điện thoại, “nghiện” điện thoại.

Câu 10 (1.0 điểm)

Bài học em rút ra từ văn bản trên là gì?

Hướng dẫn:

Rút ra bài học từ nội dung của văn bản

Lời giải:

Bài học: Cần sử dụng điện thoại thông minh đúng cách.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Hướng dẫn:

Chọn một cuốn sách mà em yêu thích nhất và giới thiệu

Lời giải:

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu cách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.