Trả lời Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều – Đề số 2 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 2 – Đề thi đề kiểm tra Văn 8 Cánh diều. Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 2 được biên soạn theo hình thức…
Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 90 phút – Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Năm ấy lụt to tận mái nhà Mẹ con lên chạn – Bố đi xa Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.
Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc Thương con lúc ấy biết gì hơn ? Nước mà cao nữa không bè thúng Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.
Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!” Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng Đáp lại từ xa một tiếng “ời”
Nước, nước… lạnh tê như số phận Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.
(Trích “Nhớ mẹ năm lụt” – Huy Cận)
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?
A. Nước
B. Người con
C. Người mẹ
D. Láng giềng
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Bảy chữ
D. Bài luật
Câu 3. Nhân vật trữ tình nhớ về hình ảnh nào?
A. Bố đi xa
B. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.
C. Mẹ con lên chạn
D. Mấy mẹ con chạy nước lụt năm xưa
Câu 4. Câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu hỏi
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán
D. Câu bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Những từ ngữ nào miêu tả tâm trạng cảm xúc của người mẹ?
A. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, lắt lay
B. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, khóc
C. Ghê lạnh, bầm môi, thương con, trời ơi, lạnh tê
D. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, thức
Câu 6. Người mẹ không được miêu tả bằng những hình ảnh như thế nào trong kí ức của “con”?
A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.
B. Mẹ cùng con lên chạn tránh nước lụt
C. Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
D. Mẹ thức ngồi nhìn nước trắng mênh mông
Câu 7. Anh/chị hiểu câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” nghĩa là gì?
A. Người mẹ tưởng đến cảnh mấy mẹ con phải chết mà hoảng sợ
B. Người mẹ bình tĩnh lo cho con trước cảnh nước lũ dâng cao.
C. Người mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao cướp đi mạng sống mấy mẹ con mà hoảng sợ thương xót cho con
D. Người mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao mà thương xót cho con
Câu 8. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì?
A. Nhớ thương người mẹ năm xưa
B. Nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng trong thực tại.
C. Ngợi ca người mẹ kiên cường bất khuất
D. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng
Trả lời các câu hỏi:
Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về ánh mắt “trừng sâu hơn nước sâu” của người mẹ trong ý thơ “…mẹ thức ngồi canh chạn/ Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu”
Câu 10. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật trữ tình bằng một đoạn văn 7-10 câu.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè…
( Trích Quê hương -Đỗ Trung Quân, theo Thivien).
Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi người. Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ trên.
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3 (0.5đ) |
Câu 4 (0.5đ) |
Câu 5 (0.5đ) |
Câu 6 (0.5đ) |
Câu 7 (0.5đ) |
Câu 8 (0.5đ) |
B |
C |
D |
C |
A |
D |
C |
D |
Câu 1 (0.5 điểm) Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai? A. Nước B. Người con C. Người mẹ D. Láng giềng |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Xác định nhân vật trữ tình
Lời giải:
Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là người con
→ Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Bảy chữ D. Bài luật |
Hướng dẫn:
Đếm số chữ trong câu, số câu trong bài
Lời giải:
Bài thơ được viết theo thể thơ: Bảy chữ
→ Đáp án: A
Câu 3 (0.5 điểm) Nhân vật trữ tình nhớ về hình ảnh nào? A. Bố đi xa B. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già. C. Mẹ con lên chạn D. Mấy mẹ con chạy nước lụt năm xưa |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý nội dung văn bản
Lời giải:
Nhân vật trữ tình nhớ về hình ảnh: Nhân vật trữ tình nhớ về hình ảnh
→ Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm) Câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” thuộc kiểu câu nào? A. Câu hỏi B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu bộc lộ cảm xúc |
Hướng dẫn:
Chú ý vào ngữ cảnh để xác định kiểu câu.
Lời giải:
Câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” thuộc kiểu câu cảm thán
→ Đáp án: C
Câu 5 (0.5 điểm) Những từ ngữ nào miêu tả tâm trạng cảm xúc của người mẹ? A. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, lắt lay B. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, khóc C. Ghê lạnh, bầm môi, thương con, trời ơi, lạnh tê D. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, thức |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những từ ngữ thể hiện cảm xúc
Lời giải:
Những từ ngữ nào miêu tả tâm trạng cảm xúc của người mẹ: Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, lắt lay
→ Đáp án: A
Câu 6 (0.5 điểm) Người mẹ không được miêu tả bằng những hình ảnh như thế nào trong kí ức của “con”? A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già. B. Mẹ cùng con lên chạn tránh nước lụt C. Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc D. Mẹ thức ngồi nhìn nước trắng mênh mông |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý hình ảnh miêu tả người mẹ
Lời giải:
Trong van bản, người mẹ không được miêu tả qua hình ảnh mẹ ngồi nhìn nước trắng mênh mông
→ Đáp án: D
Câu 7 (0.5 điểm) Anh/chị hiểu câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” nghĩa là gì? A. Người mẹ tưởng đến cảnh mấy mẹ con phải chết mà hoảng sợ B. Người mẹ bình tĩnh lo cho con trước cảnh nước lũ dâng cao. C. Người mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao cướp đi mạng sống mấy mẹ con mà hoảng sợ thương xót cho con D. Người mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao mà thương xót cho con |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý ngữ cảnh
Vận duung kiến thức của bản thân để nêu lên cách hiểu
Lời giải:
Câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” nghĩa là: Người mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao cướp đi mạng sống mấy mẹ con mà hoảng sợ thương xót cho con
→ Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm) Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì? A. Nhớ thương người mẹ năm xưa B. Nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng trong thực tại. C. Ngợi ca người mẹ kiên cường bất khuất D. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là: Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng
→ Đáp án: D
Câu 9 (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ánh mắt “trừng sâu hơn nước sâu” của người mẹ trong ý thơ “…mẹ thức ngồi canh chạn/ Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu” |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải:
Ánh mắt mẹ là ánh mắt lo âu cho sự an toàn của con, mẹ nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn đề phòng bất trắc hiểm nguy để cứu con.
Câu 10 (1.0 điểm) Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật trữ tình bằng một đoạn văn 7-10 câu. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức bản thân để viết đoạn văn
Lời giải:
Trong kí ức nhân vật con, hình ảnh người mẹ hiện lên vừa đầy cảm thương vừa vô cùng cao đẹp. Trước tình thế nguy cấp là nước lũ dâng cao, mẹ đã đưa con lên chạn chạy lụt. Nước réo ghê lạnh, mẹ trùm tay che con, mang lại hơi ấm cho con. Mẹ thương lo cho con cắn bầm môi, kiên cường không khóc để con vững tin. Nước dâng cao hơn, mênh mông trắng xóa, lay lắt ngọn cau, mẹ hoảng sợ cầu cứu láng giềng nhưng lại cầu xin nếu xảy ra chuyện chi thì hãy cứu lấy con. Mẹ thao thức canh chừng con lũ để đảm bảo an toàn cho con. Lòng mẹ quá đỗi bao dung vị tha! Mẹ đã quên mình vì sự sống cho con. Có thể thấy trong kí ức đậm sâu của nhân vật con, mẹ mãi là người phụ nữ mạnh mẽ, phi thường và thương yêu con vô bờ bến. Tình cảm của nhân vật tôi đối với mẹ vô cùng tha thiết, sâu nặng.
PHẦN II -LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè… ( Trích Quê hương -Đỗ Trung Quân, theo Thivien). Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi người. Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ trên. |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải:
Viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ). |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận – Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/vấn đề |
Thân bài |
2,5 |
– Cảm nhận chung về quê hương. – Cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương qua 3 khổ thơ: + Quê hương thân thuộc, gần gũi; + Quê hương bình dị, mộc mạc; + Quê hương gắn bó sâu nặng với mỗi người. – Đánh giá chung: + Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà thơ. + Cách viết dung dị, đi vào lòng người.. |
Kết bài |
0,5 |
– Khẳng định lại vấn đề |
Yêu cầu khác |
0,5 |
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận – Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. – Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |