Sử dụng quy tắc cộng (trừ) đa thức: Muốn cộng (hay trừ) đa thức. Phân tích và giải Giải bài 7 trang 16 vở thực hành Toán 8 – Luyện tập chung trang 13. Cho hai đa thức \(A = {x^2}{y^2} – ax{y^2} + 3{y^2} – xy + b\…
Đề bài/câu hỏi:
Cho hai đa thức \(A = {x^2}{y^2} – ax{y^2} + 3{y^2} – xy + b\) và \(B = c{x^2}{y^2} + 2x{y^2} – d{y^2} + 4\) , trong đó a, b, c, d là các số thực. Biết rằng \(A + B = – 2{x^2}{y^2} + 3{y^2} – xy – 1\) . Hãy tìm các số a, b, c và d.
Hướng dẫn:
Sử dụng quy tắc cộng (trừ) đa thức: Muốn cộng (hay trừ) đa thức, ta nối các đa thức ấy bởi dấu “+” (hay dấu “-“) rồi bỏ dấu ngoặc (nếu có) và thu gọn đa thức nhận được.
Lời giải:
Ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{A + B = \left( {{x^2}{y^2}\; – ax{y^2}\; + 3{y^2}\; – xy + b} \right) + \left( {c{x^2}{y^2}\; + 2x{y^2}\; – d{y^2}\; + 4} \right)}\\\begin{array}{l}A + B = {x^2}{y^2}\; – ax{y^2}\; + 3{y^2}\; – xy + b + c{x^2}{y^2}\; + 2x{y^2}\; – d{y^2}\; + 4\\A + B = \left( {{x^2}{y^2} + c{x^2}{y^2}} \right) + \left( { – ax{y^2}\; + 2x{y^2}} \right) + \left( {3{y^2}\; – d{y^2}} \right) – xy + \left( {b + 4} \right)\\A + B = \left( {1 + c} \right){x^2}{y^2}\; + \left( {2 – a} \right)x{y^2}\; + \left( {3 – d} \right){y^2}\; – xy + \left( {b + 4} \right).\end{array}\end{array}\)
Theo đề bài,
\(\begin{array}{l}\left( {1 + c} \right){x^2}{y^2}\; + \left( {2 – a} \right)x{y^2}\; + \left( {3 – d} \right){y^2}\; – xy + \left( {b + 4} \right)\\ = – 2{x^2}{y^2}\; + 3{y^2}\; – xy – 1.\end{array}\)
So sánh hệ số của các hạng tử đồng dạng ở hai vế, ta có:
\(1 + c = – 2\) (hệ số của \({x^2}{y^2}\) ), suy ra \(c = – 3;\)
\(3 – d = 3\) (hệ số của \({y^2}\) ), suy ra \(d = 0;\)
\(2 – a = 0\) (hệ số của \(x{y^2}\) ), suy ra \(a = 2;\)
\(b + 4 = – 1\) (hệ số tự do), suy ra \(b = – 5\) .
Vậy đáp số của bài toán là \(a = 2,b = – 5,c = – 3\) và \(d = 0\) .