Tính tất cả các kết quả có thể xảy ra. Gợi ý giải Giải bài 2 trang 67 vở thực hành Toán 8 tập 2 – Bài 31. Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số. Một túi đựng các viên kẹo giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên kẹo màu đen,…
Đề bài/câu hỏi:
Một túi đựng các viên kẹo giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên kẹo màu đen, 3 viên kẹo màu đỏ, 7 viên kẹo màu trắng. Lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi.
Tính xác suất của các biến cố sau:
a) E: “Lấy được viên kẹo màu đen”;
b) F: “Lấy được viên kẹo màu đen hoặc màu đỏ”;
c) G: “Lấy được viên kẹo màu trắng”;
d) H: “Không lấy được viên kẹo màu đỏ”.
Hướng dẫn:
Tính tất cả các kết quả có thể xảy ra.
Tính các kết quả thuận lợi cho biến cố
Xác suất của biến cố bằng số kết quả thuận lợi của biến cố chia cho tổng số kết quả.
Lời giải:
Trong túi có 5 + 3 + 7 = 15 (viên kẹo). Do đó, số kết quả có thể là 15.
Vì lấy ngẫu nhiên nên 15 kết quả có thể nảy là đồng khả năng.
a) Túi có 5 viên kẹo màu đen. Vậy có 5 kết quả thuận lợi cho E. Do đó P(E) = \(\frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\).
b) Túi có 5 viên kẹo màu đen và 3 viên kẹo màu đỏ. Vậy có 5 + 3 = 8 kết quả thuận lợi cho F. Do đó P(F) \(\frac{8}{{15}}\).
c) Túi có 7 viên kẹo màu trắng. Vậy có 7 kết quả thuận lợi cho G. Do đó P(G) = \(\frac{7}{{15}}\).
d) Túi có 5 viên kẹo màu đen và 7 viên kẹo màu trắng, tức là có 5 + 7 = 12 viên kẹo không phải màu đỏ. Vậy có 5 + 7 = 12 kết quả thuận lợi cho H. Do đó P(H) = \(\frac{{12}}{{15}} = \frac{4}{5}\).