Tính xác suất thực nghiệm của biến cố E, F. Hướng dẫn giải Giải bài 8.8 trang 71 SGK Toán 8 tập 2 – Kết nối tri thức – Bài 32. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất ứng dụng. Tung một chiếc kẹp giấy…
Đề bài/câu hỏi:
Tung một chiếc kẹp giấy 145 lần xuống sàn nhà lát gạch đá hoa hình vuông. Quan sát thấy có 113 lần chiếc kẹp nằm hoàn toàn bên trong hình vuông và 32 lần chiếc kẹp nằm trên cạnh hình vuông. Tính xác suất thực nghiệm của các biến cố sau:
a) E: ” Chiếc kẹp giấy nằm hoàn toàn trong hình vuông”
b) F: “Chiếc kẹp giấy nằm trên cạnh của hình vuông”
Hướng dẫn:
Tính xác suất thực nghiệm của biến cố E, F.
Lời giải:
a) Trong 145 lần tung có 113 lần chiếc kẹp nằm hoàn toàn bên trong hình vuông. Do đó, xác suất thực nghiệm của biến cố E là \(\frac{{113}}{{145}} \approx 0,78\)
b) Trong 145 lần tung có 32 lần chiếc kẹp nằm trên cạnh hình vuông. Do đó, xác suất thực nghiệm của biến cố F là \(\frac{{32}}{{145}} \approx 0,2\)