Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\), nếu ứng với \(x = a\) ta có \(y = f\left( a \right)\) thì \(f\left( a \right)\. Gợi ý giải Giải Bài 5 trang 9 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo – Bài 1. Khái niệm hàm số. Thời gian (t)(giờ) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 20 km tỉ lệ nghịch với tốc độ…
Đề bài/câu hỏi:
Thời gian \(t\)(giờ) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 20 km tỉ lệ nghịch với tốc độ \(v\) (km/h) của nó theo công thức \(t = \dfrac{{20}}{v}\). Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của \(t\) với \(v\) lần lượt nhận các giá trị 10; 20; 40; 80.
Hướng dẫn:
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\), nếu ứng với \(x = a\) ta có \(y = f\left( a \right)\) thì \(f\left( a \right)\) được gọi là giá trị của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại \(x = a\).
Với \(v = a \Rightarrow t\left( a \right) = \dfrac{{20}}{a}\)
Lời giải:
\(v = 10 \Rightarrow t\left( {10} \right) = \dfrac{{20}}{{10}} = 2\);
\(v = 20 \Rightarrow t\left( {20} \right) = \dfrac{{20}}{{20}} = 1\);
\(v = 40 \Rightarrow t\left( {40} \right) = \dfrac{{20}}{{40}} = 0,5\);
\(v = 80 \Rightarrow t\left( {80} \right) = \dfrac{{20}}{{80}} = 0,25\).
Ta lập được bảng sau:
\(v\) |
10 |
20 |
40 |
80 |
t |
2 |
1 |
0,5 |
0,25 |