Trang chủ Lớp 8 Toán lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Giải Bài 5 trang 35 Toán 8 tập 1 – Chân trời...

Giải Bài 5 trang 35 Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo: Có ba hình hộp chữ nhật A, B, C có chiều dài, chiều rộng và thể tích được cho như hình 2

Sử dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để viết công thức tính chiều dài, chiều rộng, chiều cao tương ứng. b. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải Bài 5 trang 35 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 6. Cộng – trừ phân thức. Có ba hình hộp chữ nhật…

Đề bài/câu hỏi:

Có ba hình hộp chữ nhật A, B, C có chiều dài, chiều rộng và thể tích được cho như hình 2. Hình B và C có các kích thước giống nhau, hình A có cùng chiều rộng với B và C.

a) Tính chiều cao của các hình hộp chữ nhật. Biểu thị chúng bằng các phân thức cùng mẫu số.

b) Tính tổng chiều cao của hình A và C, chênh lệch chiều cao của hình A và B.

Hướng dẫn:

a. Sử dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để viết công thức tính chiều dài, chiều rộng, chiều cao tương ứng.

b. Đưa các phân thức về cùng mẫu để thực hiện phép tính với các phân thức cùng mẫu đó.

Lời giải:

a) Chiều cao hình hộp chữ nhật B là: \(\dfrac{b}{{yz}}\) (cm)

Chiều cao hình hộp chữ nhật C là: \(\dfrac{b}{{yz}}\) (cm) Chiều rộng của hình A là: \(z\) (cm)

Chiều cao của hình A là: \(\dfrac{a}{{xz}}\) (cm)

b) Tổng chiều cao của hình A và C là: \(\dfrac{a}{{xz}} + \dfrac{b}{{yz}} = \dfrac{{ay}}{{xyz}} + \dfrac{{bx}}{{xyz}} = \dfrac{{ay + bx}}{{xyz}}\) (cm)

Chênh lệch chiều cao của hình A và B là: \(\dfrac{a}{{xz}} – \dfrac{b}{{yz}} = \dfrac{{ay}}{{xyz}} – \dfrac{{bx}}{{xyz}} = \dfrac{{ay – bx}}{{xyz}}\) (cm)