Do khối lượng hai đĩa cân bằng nhau nên ta có biểu thức biểu thị mối quan hệ giữa hai đĩa cân. Khi đó. Phân tích và giải Giải Bài 1 trang 35 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài 1. Phương trình bậc nhất một ẩn. Trong Hình 4,…
Đề bài/câu hỏi:
Trong Hình 4, cho biết các viên bi có cùng khối lượng là \(x\left( g \right)\) và cân bằng. Viết phương trình biểu diễn liên hệ giữa khối lượng của các vật ở hai đĩa cân.
Hướng dẫn:
Do khối lượng hai đĩa cân bằng nhau nên ta có biểu thức biểu thị mối quan hệ giữa hai đĩa cân. Khi đó, ta có phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng các vật ở hai đĩa cân
Lời giải:
Trên đĩa cân bên trái ta thấy có 1 quả có khối lượng \(450\) gam và 5 viên bi có khối lượng \(x\) gam nên khối lượng đĩa cân bên trái là: \(450 + x + x + x + x + x\) (gam)
Trên đĩa cân bên phải ta thấy có 1 quả cân khối lượng \(700\) gam nên khối lượng đĩa cân bên phải là: 700 gam.
Từ điều kiện cân thăng bằng ta có biểu thức mối quan hệ sau:
\(450 + x + x + x + x + x = 700\) hay \(5x + 450 = 700\).
Vậy phương trình biểu diễn sự thăng bằng là \(5x + 450 = 700\).