Trang chủ Lớp 8 Toán lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 3 trang 65 Toán 8 tập 2- Chân trời sáng tạo:...

Bài 3 trang 65 Toán 8 tập 2- Chân trời sáng tạo: Trong Hình 11, cho biết Δ ABCbacksimΔ A’B’C’. Viết tỉ số của các cạnh tương ứng và chỉ ra các cặp góc tương ứng. b) Trong Hình 12

Nếu \(\Delta A’B’C’\backsim\Delta ABC\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}\widehat A = \widehat {A’};\widehat B = \widehat {B’}. Gợi ý giải Giải bài 3 trang 65 SGK Toán 8 tập 2- Chân trời sáng tạo – Bài 1. Hai tam giác đồng dạng. Trong Hình 11, cho biết…

Đề bài/câu hỏi:

a) Trong Hình 11, cho biết \(\Delta ABC\backsim\Delta A’B’C’\). Viết tỉ số của các cạnh tương ứng và chỉ ra các cặp góc tương ứng.

b) Trong Hình 12, cho biết \(\Delta DEF\backsim\Delta D’E’F’\). Tính số đo \(\widehat {D’}\) và \(\widehat F\).

c) Trong Hình 12, cho biết \(\Delta MNP\backsim\Delta M’N’P’\). Tính độ dài các đoạn thẳng \(MN\) và \(MP’\).

Hướng dẫn:

Nếu \(\Delta A’B’C’\backsim\Delta ABC\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}\widehat A = \widehat {A’};\widehat B = \widehat {B’};\widehat C = \widehat {C’}\\\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{A’C’}}{{AC}} = \frac{{B’C’}}{{BC}} = k\end{array} \right.\)

Lời giải:

a) Ta có: \(\Delta ABC\backsim\Delta A’B’C’\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}\widehat A = \widehat {A’};\widehat B = \widehat {B’};\widehat C = \widehat {C’}\\\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{A’C’}}{{AC}} = \frac{{B’C’}}{{BC}} = k\end{array} \right.\).

b) Xét tam giác \(DEF\) có:

\(\widehat D + \widehat E + \widehat F = 180^\circ \) (tổng ba góc trong một tam giác).

Ta có: \(\widehat D = 78^\circ ;\widehat E = 57^\circ \) thay số ta được

\(78^\circ + 57^\circ + \widehat F = 180^\circ \Rightarrow \widehat F = 180^\circ – 78^\circ – 57^\circ = 45^\circ \)

Ta có: \(\Delta DEF\backsim\Delta D’E’F’\) suy ra

\(\widehat D = \widehat {D’};\widehat E = \widehat {E’};\widehat F = \widehat {F’}\) (các góc tương ứng bằng nhau)

Do đó, \(\widehat D = \widehat {D’} = 78^\circ ;\widehat F = \widehat {F’} = 45^\circ \).

c) Ta có \(\Delta MNP\backsim\Delta M’N’P’\) suy ra

\( \frac{{MN}}{{M’N’}} = \frac{{MP}}{{M’P’}} = \frac{{NP}}{{N’P’}}\) (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ).

Với \(MP = 10;NP = 6;M’N’ = 15;N’P’ = 12\) thay vào ta được:

\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{MN}}{{15}} = \frac{1}{2}\\\frac{{10}}{{M’P’}} = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}MN = \frac{{15.1}}{2} = 7,5\\M’P’ = \frac{{10.2}}{1} = 20\end{array} \right.\).

Vậy \(MN = 7,5;M’P’ = 20\).