Trang chủ Lớp 8 Toán lớp 8 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức Bài 8.22 trang 48 SBT toán 8 – Kết nối tri thức:...

Bài 8.22 trang 48 SBT toán 8 – Kết nối tri thức: Thống kê số vụ tai nạn giao thông trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua của thành phố X, ta có bảng sau

Sử dụng kiến thức xác suất thực nghiệm của một biến cố để tính. Phân tích và giải Giải bài 8.22 trang 48 sách bài tập toán 8 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập cuối Chương 8. Thống kê số vụ tai nạn giao thông trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua của thành phố X,…

Đề bài/câu hỏi:

Thống kê số vụ tai nạn giao thông trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua của thành phố X, ta có bảng sau:

a) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố A: “Ở thành phố X, trong một ngày có nhiều nhất 3 vụ tai nạn giao thông”.

b) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố B: “Ở thành phố X, trong một ngày có từ 5 vụ tai nạn giao thông trở lên”.

c) Từ số liệu thống kê trên, hãy dự đoán xem trong 100 ngày tới ở thành phố X:

  • Có bao nhiêu ngày có nhiều nhất 3 vụ tai nạn giao thông.
  • Có bao nhiêu ngày có từ 5 vụ tai nạn giao thông trở lên.

Hướng dẫn:

+ Sử dụng kiến thức xác suất thực nghiệm của một biến cố để tính: Giả sử trong n lần thực nghiệm hoặc n lần theo dõi (quan sát) một hiện tượng ta thấy biến cố E xảy ra k lần. Khi đó xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng \(\frac{k}{n}\), tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.

+ Sử dụng mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất: Xác suất của biến cố E được ước lượng bằng xác suất thực nghiệm của E: \(P\left( E \right) \approx \frac{k}{n};\)trong đó n là số lần thực nghiệm hay theo dõi một hiện tượng, k là số lần biến cố E xảy ra.

Lời giải:

a) Trong hai tháng 8 và 9 với 61 ngày có 4 ngày không xảy ra tai nạn giao thông, 9 ngày có 1 vụ tai nạn giao thông, 15 ngày có 2 vụ tai nạn giao thông, 10 ngày có 3 vụ tai nạn giao thông. Do đó, trong 61 ngày quan sát có \(4 + 9 + 10 + 15 = 38\) lần xảy ra biến cố A.

Xác suất của biến cố A là: \(\frac{{38}}{{61}}\)

b) Trong hai tháng 8 và 9 với 61 ngày có 6 ngày có 5 vụ tai nạn giao thông, 4 ngày có 6 vụ tai nạn giao thông, 3 ngày có 7 vụ tai nạn giao thông, 2 ngày có hơn 7 vụ tai nạn giao thông. Do đó, trong 61 ngày quan sát có \(6 + 4 + 3 + 2 = 15\) lần xảy ra biến cố B.

Xác suất của biến cố B là: \(\frac{{15}}{{61}}\)

c) Gọi k là số ngày trong 100 ngày mà xảy ra nhiều nhất 3 vụ tai nạn giao thông.

Ta có: \(\frac{k}{{100}} \approx \frac{{38}}{{61}}\) nên \(k \approx \frac{{38.100}}{{61}} \approx 62,295\)

Do đó, ta dự đoán trong 100 ngày tới có khoảng 62 ngày xảy ra nhiều nhất 3 vụ tai nạn giao thông.

Gọi h là số ngày trong 100 ngày mà có từ 5 vụ tai nạn giao thông trở lên.

Ta có: \(\frac{h}{{100}} \approx \frac{{15}}{{61}}\) nên \(h \approx \frac{{15.100}}{{61}} \approx 24,59\)

Do đó, ta dự đoán trong 100 ngày tới có khoảng 25 ngày mà có từ 5 vụ tai nạn giao thông trở lên.