Trang chủ Lớp 8 Toán lớp 8 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức Bài 3.11 trang 34 SBT toán 8 – Kết nối tri thức:...

Bài 3.11 trang 34 SBT toán 8 – Kết nối tri thức: Cho hình thang cân ABCD với hai đáy AB và CD, đường chéo AC vuông góc với cạnh bên AD, tia CA là tia phân giác của góc C

Sử dụng tính chất của hình thang cân, tam giác và công thức tính chu vi hình thang. Giải chi tiết Giải bài 3.11 trang 34 sách bài tập toán 8 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 11. Hình thang cân. Cho hình thang cân ABCD với hai đáy AB và CD,…

Đề bài/câu hỏi:

Cho hình thang cân ABCD với hai đáy AB và CD, đường chéo AC vuông góc với cạnh bên AD, tia CA là tia phân giác của góc C. Tính chu vi của hình thang đó biết rằng \(AD = 2cm\).

Hướng dẫn:

Sử dụng tính chất của hình thang cân, tam giác và công thức tính chu vi hình thang.

Lời giải:

Do CA là tia phân giác của \(\widehat C\) nên \(\widehat {BCA} = \widehat {ACD}\)

Mà ABCD là hình thang cân nên \(AB//CD\), suy ra \(\widehat {BCA} = \widehat {ACD}\) hai góc so le trong)

Do đó, \(\widehat {BAC} = \widehat {BCA}\), suy ra \(\Delta ABC\) cân tại B.

Đặt \(\widehat {BAC} = \alpha \) thì \(\widehat C = 2\alpha \).

Vì ABCD là hình thang cân nên \(\widehat D = \widehat C = 2\alpha \).

Tam giác ADC vuông tại A nên \(\widehat {ADC} + \widehat {ACD} = 2\alpha + \alpha = 90^\circ \)

, suy ra \(\alpha = 30^\circ \), \(\widehat D = 60^\circ \).

Lấy điểm M thuộc cạnh huyền DC sao cho\(DM = AD\), mà \(\widehat D = 60^\circ \) thì \(\Delta AMD\)là tam giác đều, nên \(\widehat {MAD} = 60^\circ \).

Khi đó \(\widehat {MAC} = \widehat {CAD} – \widehat {MAD} = 90^\circ – 60^\circ = 30^\circ \)

Suy ra \(\widehat {ACM} = \widehat {CAM} = 30^\circ \) nên tam giác MAC cân tại M

Do đó \(AM = MC\), mà \(AM = DM = AD\)

Nên \(AM = DM = AD = MC\) hay \(DC = 2AD.\)

Vậy \(AB = BC = AD,DC = 2AD\) nên chu vi hình thang bằng

\(AB + BC + CD + AD = 5AD = 5.2 = 10cm\).