Sử dụng kiến thức về xác suất thực nghiệm của biến cố. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 12 trang 93 sách bài tập toán 8 – Chân trời sáng tạo tập 2 – Bài tập cuối chương 9. Cho tấm bìa như Hình 1. Hùng xoay tấm bìa quanh tâm nó và quan sát xem khi tấm bìa…
Đề bài/câu hỏi:
Cho tấm bìa như Hình 1. Hùng xoay tấm bìa quanh tâm nó và quan sát xem khi tấm bìa dừng quay, mũi tên chỉ vào ô ghi số nào. Hùng ghi lại kết quả của các lần xoay ở bảng sau:
Ô số |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Số lần |
34 |
38 |
25 |
27 |
36 |
a) Hãy tính xác suất thực nghiệm của các biến cố:
A: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3”;
B: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn”;
C: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 3”.
b) Nếu Hùng xoay tấm bìa 300 lần thì có khoảng bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô ghi số 3.
Hướng dẫn:
+ Sử dụng kiến thức về xác suất thực nghiệm của biến cố: Gọi P(A) là xác suất xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử. Gọi m(A) là số lần xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử đó m lần. Xác suất thực nghiệm của biến cố A là tỉ số \(\frac{{m\left( A \right)}}{m}\).
+ Sử dụng kiến thức về xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm để tính: Giả sử xác suất của biến cố A là p. Khi thực hiện phép thử n lần thì số lần xuất hiện biến cố A sẽ gần bằng (nhưng không nhất thiết phải bằng) np.
Lời giải:
a) Tổng số lần quay là: \(34 + 38 + 25 + 27 + 36 = 160\)
Ta có 25 lần xảy ra biến cố A trong 160 lần thử nên xác suất thực nghiệm của các biến cố A sau 160 lần thử là: \(\frac{{25}}{{160}} = \frac{5}{{32}}\)
Ta có \(38 + 27 = 65\) lần xảy ra biến cố B trong 160 lần thử nên xác suất thực nghiệm của các biến cố B sau 160 lần thử là: \(\frac{{65}}{{160}} = \frac{{13}}{{32}}\)
Ta có \(27 + 36 = 63\) lần xảy ra biến cố C trong 160 lần thử nên xác suất thực nghiệm của các biến cố C sau 160 lần thử là: \(\frac{{63}}{{160}}\)
b) Vì Hùng xoay tấm bìa 300 lần nên số lần mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 là: \(300.\frac{5}{{32}} \approx 47\) (lần)