Dựa vào tính chất của hình thoi: Trong một hình thoi. Trả lời Giải bài 30 trang 100 sách bài tập toán 8 – Cánh diều – Bài 6. Hình thoi. Cho hình thoi \(ABCD\) có \(AB = 2\)cm, \(\widehat A = \frac{1}{2}\widehat B\). Các điểm \(H,K\…
Đề bài/câu hỏi:
Cho hình thoi \(ABCD\) có \(AB = 2\)cm, \(\widehat A = \frac{1}{2}\widehat B\). Các điểm \(H,K\) thay đổi lần lượt trên cạnh \(AD,CD\) sao cho \(\widehat {HBK} = 60^\circ \).
a) Chứng minh \(DH + DK\) không đổi
b) Xác định vị trí của các điểm \(H,K\) để độ dài \(HK\) ngắn nhất. Tính độ dài ngắn nhất đó.
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất của hình thoi:
Trong một hình thoi:
– Các cạnh đối song song
– Các góc đối bằng nhau
– Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
– Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc ở đỉnh.
Lời giải:
a) Do \(ABCD\) là hình thoi nên \(AB = DA = 2cm,\widehat {ABD} = \widehat {CDB} = \frac{1}{2}\widehat {ABC}\)
Mà \(\widehat {BAD} = \frac{1}{2}\widehat {ABC}\), suy ra \(\widehat {BAD} = \widehat {ABD}\). Do đó tam giác \(ABD\) cân tại \(D\). Suy ra \(DA = DB\).
Mà \(AB = DA\), suy ra \(AB = DA = DB\).
\(\Delta ABH = \Delta DBK\) (g.c.g). Suy ra \(AH = DK\). Do đó \(DH + DK = DH + AH = AD\).
Vậy \(DH + DK\) không đổi
b) Do \(\Delta ABH = \Delta DBk\) nên \(BH = BK\).
Tam giác \(BHK\) có \(BH = BK\) và \(\widehat {HBK} = 60^\circ \) nên tam giác \(BHK\) là tam giác đều.
Suy ra \(HK = BH = BK\).
Do đó, độ dài \(HK\) ngắn nhất khi \(BH\) và \(BK\) ngắn nhất. Vậy \(H,K\) lần lượt là hình chiếu của \(B\) trên \(AD,CD\).
Khi đó \(\Delta ABH = \Delta DBH\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
Suy ra \(AH = DH = \frac{{AD}}{2} = 1cm\)
Trong tam giác \(ABH\) vuông tại \(H\), ta có: \(A{B^2} = A{H^2} + B{H^2}\). Suy ra ta tính được \(BH = \sqrt 3 cm\). Vậy độ dài ngắn nhất của \(HK\) là \(\sqrt 3 \) cm.