Gợi ý giải Đề thi giữa kì 1 Toán 8 – Đề số 4 – Kết nối tri thức – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 4 – Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 8 Kết nối tri thức. Câu 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không phải đơn thức?…
Đề thi:
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không phải đơn thức?
A. \({x^2}y\). |
B. \( – 3x{y^2}z\). |
C. \({x^2}y + 14x{y^2}\). |
D. \(x\). |
Câu 2: Thu gọn đa thức \(M = {x^2}y – \frac{1}{3}y – \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\) ta được
A. \(M = – 7{x^2}y – \frac{1}{3}y\). |
B. \(M = 9{x^2}y – \frac{1}{3}y\). |
C. \(M = 9{x^2}y + \frac{1}{3}x – \frac{4}{3}{x^2}y{z^5}\). |
D. \(M = 9{x^2}y + \frac{1}{3}y\). |
Câu 3: Kết quả của phép tính \(5{x^2}\left( {2{x^4} – 1} \right)\) là
A. \(7{x^4} – 1\). |
B. \(10{x^4} – 1\). |
C. \(10{x^8} – 5{x^2}\). |
D. \(10{x^6} – 5{x^2}\). |
Câu 4: Đa thức \({x^2} – 4{y^2}\) phân tích thành nhân tử là
A. \(\left( {x – 4y} \right)\left( {x + 4y} \right)\). |
B. \(\left( {x – 2y} \right)\left( {x + 2y} \right)\). |
C. \({\left( {x – 2y} \right)^2}\). |
D. \({\left( {x – 4y} \right)^2}\). |
Câu 5: Giá trị của biểu thức \(M = \left( {x – y} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + xy} \right)\) tại \(x = 1;y = – 2\) là
A. -7. |
B. 7. |
C. -9. |
D. 9. |
Câu 6: Giá trị lớn nhất của biểu thức \(A = – {\left( {x – 3} \right)^2} + 2023\) là
A. 3. |
B. 2023. |
C. 2248. |
D. 2006. |
Câu 7: Tất cả các số tự nhiên n để đơn thức \(2{x^n}{y^3}\) chia hết cho đơn thức \(4{x^3}{y^n}\) là :
A. \(n = 3\). |
B. \(n \ge 3\). |
C. \(n > 3\). |
D. \(n \le 3\). |
Câu 8: Cho hình hộp chữ nhật có các kích thước (tính theo cm) như hình sau:
Đa thức S biểu thị tổng diện tích các mặt của hình hộp chữ nhật là:
A. \(10ah\). |
B. \(6{a^2}h\). |
C. \(6{a^2} + 10ah\). |
D. \(12{a^2} + 10ah\). |
Câu 9: Hình bình hành ABCD có số đo góc A bằng 2 lần số đo góc B. Khi đó số đo góc D là:
A. \({60^0}\). |
B. \({120^0}\). |
C. \({30^0}\). |
D. \({45^0}\). |
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
B. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành.
C. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
D. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình bình hành.
Câu 11: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Biết \(\widehat A = {110^0}\). Số đo góc D bằng:
A. 1100. |
B. 800. |
C. 700. |
D. 550. |
Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật.
B. Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
C. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
D. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.
Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a) \(8x{y^2} – 8xy + 2x\)
b) 25(x+5)2 – 9(x + 7)2
c) 3x2 + 4x – 4
Bài 2. (1,5 điểm)
1) Tìm x, biết:
a) \(\left( {x – 3} \right)\left( {{x^2} + 3x + 9} \right) – x\left( {{x^2} – 4} \right) = 1\)
b) \(3{x^2} + 7x = 10\)
2) Chứng tỏ biểu thức sau không phụ thuộc vào x
A = (x – 3)(x + 2) + (x – 4)(x + 4) – (2x – 1)x
Bài 3. (1 điểm) Một hình chữ nhật có chiều rộng là x (m) và chiều dài là y (m).
a) Viết biểu thức S và biểu thức P lần lượt biểu thị diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó.
b) Nếu tăng chiều rộng của hình chữ nhật đó lên 3 lần và giữ nguyên chiều dài thì được một hình chữ nhật mới. Viết biểu thức Pm biểu thị chu vi của hình chữ nhật mới..
Bài 4. (2,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC , đường cao AH . Gọi I là trung điểm của AB. Lấy K đối xứng với B qua H . Qua A kẻ đường thẳng song song với BC , cắt HI tại D.
a) Chứng minh AD = BH . Từ đó chứng minh tứ giác AKHD là hình bình hành;
b) Chứng minh tứ giác AHBD là hình chữ nhật. Tính diện tích AHBD nếu AH = 6 cm, BH = 8cm;
c) Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì đề tứ giác AHBD là hình vuông?
Bài 5. (0,5 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(M = 5{x^2} + {y^2} + 2x\left( {y – 2} \right) + 8\)
—- Hết —-
Lời giải:
Đáp án Đề thi:
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
1. C |
2. B |
3. D |
4. B |
5. A |
6. B |
7. A |
8. D |
9. C |
10. D |
11. C |
12. B |
Câu 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không phải đơn thức?
A. \({x^2}y\). |
B. \( – 3x{y^2}z\). |
C. \({x^2}y + 14x{y^2}\). |
D. \(x\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào khái niệm đơn thức: Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
Lời giải
Trong các biểu thức trên, chỉ có biểu thức \({x^2}y + 14x{y^2}\) không phải là đơn thức vì có chứa phép cộng.
Đáp án C.
Câu 2: Thu gọn đa thức \(M = {x^2}y – \frac{1}{3}y – \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\) ta được
A. \(M = – 7{x^2}y – \frac{1}{3}y\). |
B. \(M = 9{x^2}y – \frac{1}{3}y\). |
C. \(M = 9{x^2}y + \frac{1}{3}x – \frac{4}{3}{x^2}y{z^5}\). |
D. \(M = 9{x^2}y + \frac{1}{3}y\). |
Hướng dẫn:
Cộng, trừ các hạng tử đồng dạng để rút gọn.
Lời giải
\(\begin{array}{l}M = {x^2}y – \frac{1}{3}y – \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + 8{x^2}y + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\\ = {x^2}y + 8{x^2}y – \frac{1}{3}y – \frac{2}{3}{x^2}y{z^5} + \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}\\ = ({x^2}y + 8{x^2}y) – \frac{1}{3}y – \left( {\frac{2}{3}{x^2}y{z^5} – \frac{2}{3}{x^2}y{z^5}} \right)\\ = 9{x^2}y – \frac{1}{3}y – 0\\ = 9{x^2}y – \frac{1}{3}y\end{array}\)
Đáp án B.
Câu 3: Kết quả của phép tính \(5{x^2}\left( {2{x^4} – 1} \right)\) là
A. \(7{x^4} – 1\). |
B. \(10{x^4} – 1\). |
C. \(10{x^8} – 5{x^2}\). |
D. \(10{x^6} – 5{x^2}\). |
Hướng dẫn:
Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
Lời giải
\(\begin{array}{l}5{x^2}\left( {2{x^4} – 1} \right) = 5{x^2}.2{x^4} – 5{x^2}.1\\ = \left( {5.2} \right)\left( {{x^2}.{x^4}} \right) – 5{x^2}\\ = 10{x^6} – 5{x^2}\end{array}\)
Đáp án D.
Câu 4: Đa thức \({x^2} – 4{y^2}\) phân tích thành nhân tử là
A. \(\left( {x – 4y} \right)\left( {x + 4y} \right)\). |
B. \(\left( {x – 2y} \right)\left( {x + 2y} \right)\). |
C. \({\left( {x – 2y} \right)^2}\). |
D. \({\left( {x – 4y} \right)^2}\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.
Lời giải
\({x^2} – 4{y^2} = \left( {x – 2y} \right)\left( {x + 2y} \right)\).
Đáp án B.
Câu 5: Giá trị của biểu thức \(M = \left( {x – y} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + xy} \right)\) tại \(x = 1;y = – 2\) là
A. -7. |
B. 7. |
C. -9. |
D. 9. |
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức của những hằng đẳng thức đáng nhớ.
Lời giải
\(M = \left( {x – y} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + xy} \right) = {x^3} – {y^3}\).
Thay \(x = 1;y = – 2\) vào M, ta được \(M = {1^3} – {\left( { – 2} \right)^3} = 1 – \left( { – 8} \right) = 1 + 8 = 9\).
Đáp án A.
Câu 6: Giá trị lớn nhất của biểu thức \(A = – {\left( {x – 3} \right)^2} + 2023\) là
A. 3. |
B. 2023. |
C. 2248. |
D. 2006. |
Hướng dẫn:
Dựa vào đặc điểm của bậc chẵn.
Lời giải
Ta có: \({(x – 3)^2} \ge 0 \Leftrightarrow – {(x – 3)^2} \le 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\) nên \(A = – {\left( {x – 3} \right)^2} + 2023 \le 0 + 2023 = 2023\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\).
Dấu bằng xảy ra chính là giá trị lớn nhất của biểu thức A.
Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức A là 2023.
Đáp án B.
Câu 7: Tất cả các số tự nhiên n để đơn thức \(2{x^n}{y^3}\) chia hết cho đơn thức \(4{x^3}{y^n}\) là :
A. \(n = 3\). |
B. \(n \ge 3\). |
C. \(n > 3\). |
D. \(n \le 3\). |
Hướng dẫn:
Để đa thức A chia hết cho đơn thức B thì mọi biến của đa thức A phải có bậc lớn hơn hoặc bằng bậc của các biến trong đơn thức B.
Lời giải
Để đa thức A chia hết cho đơn thức B thì biến x, y trong A phải có bậc lớn hơn hoặc bằng bậc của biến x, y trong B.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}n \ge 3\\3 \ge n\end{array} \right.\\n = 3\end{array}\)
Suy ra n = 3.
Đáp án A.
Câu 8: Cho hình hộp chữ nhật có các kích thước (tính theo cm) như hình sau:
Đa thức S biểu thị tổng diện tích các mặt của hình hộp chữ nhật là:
A. \(10ah\). |
B. \(6{a^2}h\). |
C. \(6{a^2} + 10ah\). |
D. \(12{a^2} + 10ah\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào công thức tính diện tích hình vuông để viết đa thức.
Lời giải
Tổng diện tích các mặt chính là diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Chu vi đáy: \((3a + 2a).2 = 5a.2 = 10a\)
Diện tích xung quanh: \(10a \cdot h = 10ah.\)
Tổng diện tích hai đáy: \(3a \cdot 2a \cdot 2 = 12{a^2}.\)
Suy ra tổng diện tích các mặt của hình hộp chữ nhật đó là \(S = 12{a^2} + 10ah.\)
Đa thức cần tìm là \(S = 12{a^2} + 10ah.\)
Đáp án D.
Câu 9: Hình bình hành ABCD có số đo góc A bằng 2 lần số đo góc B. Khi đó số đo góc D là:
A. \({60^0}\). |
B. \({120^0}\). |
C. \({30^0}\). |
D. \({45^0}\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất của hình bình hành và định lí tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
Lời giải
Vì ABCD là hình bình hành nên ta có: \(\widehat A = \widehat C;\widehat B = \widehat D\).
Vì \(\widehat A = 2\widehat B\) nên \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 2\widehat A + 2\widehat B = 2\widehat A + 4\widehat A = 6\widehat A = {360^0}\)
\( \Rightarrow \widehat A = {60^0} \Rightarrow \widehat B = \frac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}\)
Đáp án C.
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
B. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành.
C. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
D. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình bình hành.
Hướng dẫn:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
Lời giải
Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau không phải dấu hiệu nhận biết một hình bình hành.
Đáp án D.
Câu 11: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Biết \(\widehat A = {110^0}\). Số đo góc D bằng:
A. 1100. |
B. 800. |
C. 700. |
D. 550. |
Hướng dẫn:
Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau.
Lời giải
Ta có góc A và góc D là hai góc kề một cạnh bên nên
\(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat D = {180^0}\\{110^0} + \widehat D = {180^0}\\\widehat D = {180^0} – {110^0} = {70^0}\end{array}\)
Đáp án C.
Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật.
B. Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
C. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
D. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.
Hướng dẫn:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình bình hành và hình chữ nhật.
Lời giải
Khẳng định B là khẳng định đúng, các khẳng định khác chưa đủ điều kiện để nhận biết hình.
Đáp án B.
Phần tự luận. (7 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a) \(8x{y^2} – 8xy + 2x\)
b) 25(x+5)2 – 9(x + 7)2
c) 3x2 + 4x – 4
Hướng dẫn:
Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức.
Lời giải
a) \(8x{y^2} – 8xy + 2x\)
\(\begin{array}{l} = 2x\left( {4{y^2} – 4y + 1} \right)\\ = 2x{\left( {2y – 1} \right)^2}\end{array}\)
b) \(25{\left( {x + 5} \right)^2}-{\rm{ }}9{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}7} \right)^2}\)
\(\begin{array}{l} = {\left[ {5\left( {x + 5} \right)} \right]^2}-{\rm{ }}{\left[ {3\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}7} \right)} \right]^2}\\ = \left[ {5\left( {x + 5} \right) – 3\left( {x + 7} \right)} \right]\left[ {5\left( {x + 5} \right) + 3\left( {x + 7} \right)} \right]\\ = \left( {5x + 25 – 3x – 21} \right)\left( {5x + 25 + 3x + 21} \right)\\ = \left( {2x + 4} \right)\left( {8x + 46} \right)\\ = 2\left( {x + 2} \right).2\left( {4x + 23} \right)\\ = 4\left( {x + 2} \right)\left( {4x + 23} \right)\end{array}\)
c) 3x2 + 4x – 4
\(\begin{array}{l}=3{x^2} + 6x – 2x-4\\ = 2x\left( {x + 2} \right) – 2\left( {x + 2} \right)\\ = \left( {x + 2} \right)\left( {2x – 2} \right)\\ = 2\left( {x + 2} \right)\left( {x – 1} \right)\end{array}\)
Bài 2. (1,5 điểm)
1) Tìm x, biết:
a) \(\left( {x – 3} \right)\left( {{x^2} + 3x + 9} \right) – x\left( {{x^2} – 4} \right) = 1\)
b) \(3{x^2} + 7x = 10\)
2) Chứng tỏ biểu thức sau không phụ thuộc vào x
A = (x – 3)(x + 2) + (x – 4)(x + 4) – (2x – 1)x
Hướng dẫn:
1) Sử dụng các phương pháp phân tích đa thức để tìm x.
2) Rút gọn biểu thức để chứng minh biểu thức không phụ thuộc vào x.
Lời giải
a) \(\left( {x – 3} \right)\left( {{x^2} + 3x + 9} \right) – x\left( {{x^2} – 4} \right) = 1\)
\(\begin{array}{l}{x^3} – {3^3} – {x^3} + 4x – 1 = 0\\4x – 28 = 0\\4x = 28\\x = 7\end{array}\)
Vậy x = 7.
b) \(3{x^2} + 7x = 10\)
\(\begin{array}{l}3{x^2} + 7x – 10 = 0\\\left( {3{x^2} – 3} \right) + \left( {7x – 7} \right) = 0\\3\left( {{x^2} – 1} \right) + 7\left( {x – 1} \right) = 0\\3\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right) + 7\left( {x – 1} \right) = 0\\\left( {x – 1} \right)\left( {3x + 3 + 7} \right) = 0\\\left( {x – 1} \right)\left( {3x + 10} \right) = 0\\\left[ \begin{array}{l}x – 1 = 0\\3x + 10 = 0\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = – \frac{{10}}{3}\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy x = 1 hoặc x = \( – \frac{{10}}{3}\).
2) A = (x – 3)(x + 2) + (x – 4)(x + 4) – (2x – 1)x
= x2 – 3x + 2x – 6 + x2 – 16 – 2x2 + x
= (x2 + x2 – 2x2) + (-3x + 2x + x) + (-6 – 16)
= 0 + 0 – 22
= – 22.
Vậy A không phụ thuộc vào x.
Bài 3. (1 điểm) Một hình chữ nhật có chiều rộng là x (m) và chiều dài là y (m).
a) Viết biểu thức S và biểu thức P lần lượt biểu thị diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó.
b) Nếu tăng chiều rộng của hình chữ nhật đó lên 3 lần và giữ nguyên chiều dài thì được một hình chữ nhật mới. Viết biểu thức Pm biểu thị chu vi của hình chữ nhật mới.
Hướng dẫn:
a) Sử dụng công thức tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật để viết biểu thức.
b) Biểu diễn chiều rộng của hình chữ nhật mới theo chiều rộng của hình chữ nhật cũ và tính chu vi hình chữ nhật mới.
Lời giải
a) Công thức biểu thị diện tích hình chữ nhật là: S = x.y (m2).
Công thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật là: P = 2(x + y) (m).
b) Chiều rộng của hình chữ nhật mới là: 3x (m).
Chu vi của hình chữ nhật mới là 2(3x + y) = 6x + 2y (m).
Vậy Pm = 6x + 2y.
Bài 4. (2,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC , đường cao AH . Gọi I là trung điểm của AB. Lấy K đối xứng với B qua H . Qua A kẻ đường thẳng song song với BC , cắt HI tại D.
a) Chứng minh AD = BH . Từ đó chứng minh tứ giác AKHD là hình bình hành;
b) Chứng minh tứ giác AHBD là hình chữ nhật. Tính diện tích AHBD nếu AH = 6 cm, BH = 8cm;
c) Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì đề tứ giác AHBD là hình vuông?
Hướng dẫn:
a) Chứng minh tam giác ADI bằng tam giác BHI nên AD = BH.
Chứng minh tứ giác AKHD có cặp cạnh AD và HK song song và bằng nhau nên là hình bình hành.
b) Chứng minh AHBD là hình bình hành có một góc vuông nên là hình chữ nhật.
c) Để tứ giác AHBD là hình vuông thì AH = BH => tam giác AHB vuông cân tại H nên B = 450 hay tam giác ABC phải là tam giác vuông cân tại A.
Lời giải
a) Vì AD // BC nên ta có \(\widehat {DAB} = \widehat {HBA}\) (hai góc so le trong).
Xét tam giác ADI và tam giác BHI có:
\(\widehat {DAB} = \widehat {HBA}\) (cmt)
AI = BI (I là trung điểm của AB)
\(\widehat {AID} = \widehat {BIH}\)
nên \(\Delta ADI = \Delta BHI\).
Suy ra DI = IH, AH = BH (đpcm).
Vì K đối xứng với B qua H nên BH = HK.
Xét tứ giác AKHD có:
AD // HK (vì AD // BC)
AD = HK (cùng = BH)
Nên AKHD là hình bình hành (vì có cặp cạnh đối song song và bằng nhau).
b) Xét tứ giác AHBD có
AI = BI = \(\frac{1}{2}\)AB
DI = HI = \(\frac{1}{2}\)DH
AB \( \cap \) DH = I
nên tứ giác AHBD là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường).
Ta lại có \(\widehat {AHB} = {90^0}\) nên AHBD là hình chữ nhật (vì hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật).
c) Để AHBD là hình vuông thì AH = BH. Mà \(\widehat {AHB} = {90^0}\) nên tam giác AHB phải là tam giác vuông cân tại H.
Khi tam giác AHB vuông cân thì \(\widehat {ABH} = \widehat {BAH} = {45^0}\).
Mà tam giác ABC vuông tại A => \(\widehat C = {180^0} – {90^0} – {45^0} = {45^0}\) hay tam giác ABC vuông cân tại A.
Vậy để AHBD là hình vuông thì ABC phải là tam giác vuông cân tại A.
Bài 5. (0,5 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(M = 5{x^2} + {y^2} + 2x\left( {y – 2} \right) + 8\)
Hướng dẫn:
Phân tích biểu thức thành các tổng của các biểu thức bậc hai bằng cách sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ.
Lời giải
Ta có: \(M = 5{x^2} + {y^2} + 2x\left( {y – 2} \right) + 8\)
\(\begin{array}{l} = 5{x^2} + {y^2} + 2xy – 4x + 8\\ = {x^2} + 4{x^2} + {y^2} + 2xy – 4x + 1 + 7\\ = \left( {{x^2} + 2xy + {y^2}} \right) + \left( {4{x^2} – 4x + 1} \right) + 7\\ = {\left( {x + y} \right)^2} + {\left( {2x – 1} \right)^2} + 7\end{array}\)
Vì \(\left\{ \begin{array}{l}{\left( {x + y} \right)^2} \ge 0\\{\left( {2x – 1} \right)^2} \ge 0\end{array} \right.,\forall x \in \mathbb{R}\) nên \({\left( {x + y} \right)^2} + {\left( {2x – 1} \right)^2} + 7 \ge 7,\forall x \in \mathbb{R}\).
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0\\2x – 1 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + y = 0\\x = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{1}{2}\\y = – \frac{1}{2}\end{array} \right.\).
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức M là 7 khi \(x = \frac{1}{2}\) và \(y = – \frac{1}{2}\).