Trang chủ Lớp 8 Lịch sử và Địa lí lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Kết nối tri thức (?) Câu hỏi mục I 2 Bài 12 Lịch sử và Địa...

(?) Câu hỏi mục I 2 Bài 12 Lịch sử và Địa lí lớp 8: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy: Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

Giải (?) Câu hỏi mục I 2 Bài 12. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam – SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy: Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo?

Lời giải:

* Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam:

– Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.

+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.

+ Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.

+ Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Chất lượng nước biển:

+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.

+ Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư.

+ Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

– Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.

– Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:

+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo;

+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo;

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,…

* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:

– Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,… nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.

– Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.

– Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.