Đáp án Câu hỏi trang 158 Chủ đề chung 1 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo – Chủ đề 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự với chế độ nước của sông Hồng.
Lời giải:
– Trong lịch sử, sự biến đổi của châu thổ sông Hồng gắn liền với quá trình khai thác, quản lí nguồn nước và khai phá đất đai nhằm xây dựng các vùng nông nghiệp lúa nước:
+ Thiên niên kỉ thứ nhất, dân di cư từ vùng trung du xuống khu vực thấp dọc hai bên bờ sông và sang phía đông (Hải Dương, Quảng Ninh); Thiên niên kỉ thứ hai, người dân di cư vào các vùng trũng và duyên hải phía đông, đông nam (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định).
+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, sự xuất hiện của lúa chiêm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây đã đem đến sự thịnh vượng cho Đại Việt, dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng của đồng bằng sông Hồng giai đoạn này. Cuối thế kỉ XIII, biến đổi khí hậu, thiên tai và đặc biệt là lũ lụt ngày càng nghiêm trọng đã làm thay đổi cấu trúc của đồng bằng sông Hồng.
– Để chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng, con người đã xây dựng nên hệ thống đê điều.
+ Công trình đê lớn đầu tiên được bắt đầu vào năm 1248 (thời nhà Trần).
+ Đến cuối thế kỉ XIV, đê điều trên vùng châu thổ sông Hồng về cơ bản được hoàn thành và vẫn tiếp tục được xây dựng ở các thế kỉ sau.
+ Đầu thế kỉ XX, hệ thống đê có độ dài 4.000 km và tiếp tục được nối dài.