Giải Câu hỏi mục 2 trang 51 SGK – Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời chủ nghĩa Mác. Tham khảo: Đọc nội dung mục 2 trang 51, 52 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
C.Max – Ph.Engels có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Hướng dẫn:
Đọc nội dung mục 2 trang 51, 52 SGK
Lời giải:
– Đến những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản
=> Đòi hỏi có một hệ thống lí luận soi đường
=> Học thuyết về chủ nghĩa xã hội do Max và Engels khởi xướng ra đời
– Năm 1842, C. Max là Tổng biên tập Báo sông Ranh (Rhine) – một tờ báo có tư tưởng cách mạng, chống lại chủ nghĩa quân phiệt Phổ.
+ Ph. Engels sang Anh. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân, Engels
đã biên soạn tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
– Năm 1843, C. Max bị trục xuất khỏi Đức. Tại Pa-ri (Pháp), Max tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, xuất bản Biên niên Pháp – Đức.
– Năm 1844, Max gặp Ph.Engels ở Pa-ri. Liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa của công nhân châu Âu.
– Tháng 2/1848, C. Max và Ph.Engels soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được công bố ở Luân Đôn.
– Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh. C .Max được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
– Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pháp. Ph. Engels tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng.