Trang chủ Lớp 8 Lịch sử và Địa lí lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 2 trang 35: Vào thế kỉ XVI – XVIII,...

Câu hỏi mục 2 trang 35: Vào thế kỉ XVI – XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo? b

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 35 SGK – Bài 6. Kinh tế – văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Tham khảo: Đọc nội dung mục 2 trang 35, 36 SGK.

Câu hỏi/Đề bài:

a, Vào thế kỉ XVI – XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo?

b, Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc phát triển vào thời kì này.

Hướng dẫn:

Đọc nội dung mục 2 trang 35, 36 SGK

Lời giải:

a, Thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nước ta có nhiều chuyển biến:

– Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

– Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

– Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

– Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chưa phổ cập rộng rãi.

– Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

– Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

b, Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng:

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng khá phổ biến ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Người Việt phổ biến nhất, nổi bật nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có đình, đền, miếu thờ thần. Bởi thế, thần Thành hoàng là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng xưa kia. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh. Thành hoàng có thể là nhiên thần, nhân thần, được phân thành thượng đảng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần, chính thần, tà thần… nhưng đều có chung một điểm là có công trạng đối với làng. Dân làng thể hiện sự biết ơn bằng việc thờ phụng.