Giải chi tiết Câu hỏi mục 1a trang 33 SGK – Bài 6. Kinh tế – văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Gợi ý: Đọc nội dung mục 1a trang 33 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
Khai thác tư liệu 6.1, 6.2 và thông tin trong bài, em hãy nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVIII. Sự phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn này có những điểm tích cực và hạn chế nào?
Hướng dẫn:
Đọc nội dung mục 1a trang 33 SGK
Lời giải:
* Những nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVIII
– Ở Đàng Ngoài:
+ Trước khi xung đột Nam – Bắc triều nổ ra, thời kì Mạc Đăng Dung là thời kì phát triển thịnh trị, nông nghiệp được mùa
+ Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam – Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy
+ Từ cuối thế kỉ XVII, sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại.
– Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.
* Điểm tích cực: Sự phát triển của nông nghiệp giúp nhân dân có cuộc sống ổn định, chính sách khai hoang có tác dụng => có đất đai để cày cấy.
* Điểm tiêu cực: hình thành một tầng lớp địa chủ lớn với ruộng đất “thẳng cánh cò bay”.