Giải Câu hỏi mục 1 trang 85 SGK – Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Gợi ý: Đọc lại nội dung mục 1 trang 85, 86 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Quan sát lược đồ 21.1, dựa vào thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này là gì?
2. Tại sao lại gọi là “Phong trào Cần vương”?
Hướng dẫn:
Đọc lại nội dung mục 1 trang 85, 86 SGK
Lời giải:
1.
* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
– Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) tại phủ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên)
– Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
– Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) – Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và địa bàn chính tại Hà Tĩnh
* Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa:
– Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.
– Lãnh đạo: văn thân sĩ phu yêu nước.
– Mục tiêu chung: đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.
– Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.
– Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
=> Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.
2. Gọi là “Phong trào Cần vương” vì:
– Cần vương được hiểu là giúp vua, phò vua cứu nước.
– Đây là tập hợp những cuộc khởi nghĩa trên khắp cả nước từ năm 1885 – 1896 hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi
=> Phong trào Cần vương.