Lời giải Câu hỏi luyện tập trang 15 SGK – Bài 1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ. Tham khảo: Đọc lại nội dung bài 1.
Câu hỏi/Đề bài:
Hoàn thành nội dung của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Mĩ, Pháp theo mẫu dưới đây.
Hướng dẫn:
Đọc lại nội dung bài 1
Lời giải:
Tiêu chí |
Cách mạng tư sản Anh (1642-1689) |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1773-1783) |
Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) |
Nguyên nhân bùng nổ |
– Đến thế kỉ XV – XVI, nền kinh tế Anh chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. – Xã hội Anh có những biến động to lớn. – Truyền thống chính trị thỏa hiệp giữa vua và Nghị viện từ thế kỉ XIII không được duy trì. Nền cai trị chuyên chế đó đã tạo ra những bất ổn về chính trị. |
– Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc như: đạo luật phường, đạo luật thuế tem, cấm khai hoang về phía Tây… – Những đạo luật này đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế. – Chính phủ Anh cho phép công ty Đông Ấn độc quyền buôn bán trà (chè) ở Mỹ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các nhà buôn bán thuộc địa. – Nghị viện Anh ra lệnh đóng cửa cảng và ban hành nhiều đạo luật ngăn cản sự phát triển kinh tế thuộc địa. |
– Khủng hoảng kinh tế trầm trọng – Trật tự ba đẳng cấp ngày càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong xã hội. Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của nhà vua và hai đẳng cấp trên. |
Kết quả chính |
Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. |
– Cuộc chiến kết thúc, nhân dân 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ giành được độc lập. – Những đạo luật cản trở sự phát triển của nền kinh tế được xóa bỏ – Một quốc gia mới ra đời: Hợp chủng quốc Mỹ. – Năm 1789, G.Washington đắc cử, trở thành Tổng thống |
– Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hòa. – Khẳng định quyền tự do dân chủ của công dân – Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển |
Đặc điểm |
+ Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới. + Là cuộc cách mạng không triệt để. + Diễn ra dưới hình thức tôn giáo |
– Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc – Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản, chủ nô |
– Lãnh đạo: giai cấp tư sản – Hình thức: nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. |
Tính chất |
CMTS |
CMTS |
CMTS điển hình và triệt để |