Trang chủ Lớp 8 Lịch sử và Địa lí lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Cánh diều Vận dụng Bài 10 Lịch sử và Địa lí lớp 8: Sưu...

Vận dụng Bài 10 Lịch sử và Địa lí lớp 8: Sưu tầm một số mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen vàVI. Lê-nin. Giới thiệu những mẩu chuyện đó với thầy cô và bạn học

Trả lời Vận dụng Bài 10. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác – SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 Cánh diều. Gợi ý: Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet.

Câu hỏi/Đề bài:

3. Sưu tầm một số mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen vàVI. Lê-nin. Giới thiệu những mẩu chuyện đó với thầy cô và bạn học.

Hướng dẫn:

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…

Lời giải:

3. Sưu tầm mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen vàVI. Lê-nin

Lần đầu tiên, K.Marx gặp Ph.Ăngghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph.Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh. Mùa hè năm 1844, Ph.Ăngghen đến thăm K.Marx ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn và đây được xem như là “cuộc gặp mặt lịch sử” của hai vĩ nhân. Hai ông trở thành đôi bạn hiếm có trong lịch sử. Bằng cả cuộc đời, hai ông đã chứng minh rằng: từ mục đích lý tưởng và học thuyết, họ đã sống vì nhau, cho nhau trọn cả cuộc đời. Họ đã dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất, tôn trọng và quý mến nhau hơn cả chính bản thân mình.

Ăng ghen không những là người đồng chí kiên trung, luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, truyền bá tư tưởng vô sản, mà ông còn là người bạn thân thiết của cả gia đình Mác. Ông luôn có mặt bên cạnh gia đình bạn trong lúc khó khăn nhất. Điển hình trong số đó là mặc dù chỉ muốn dành hết thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp cao cả và vốn không ưa chuộng việc kinh doanh nhưng ông đã phải nhận lời cha mình đi làm một thời gian để lấy tiền giúp đỡ gia đình Mác. Chính nhờ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của ông, Mác đã yên tâm hoàn thành bộ “Tư bản” nổi tiếng của mình. Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc của đất nước Ấn Độ đã từng nói: Thử thách của tình bạn là sự trợ giúp lẫn nhau trong nghịch cảnh và hơn thế, trợ giúp vô điều kiện, và soi vào tình bạn vĩ đại của Mác và Ăng ghen quả đúng như vậy.

Ăngghen chăm lo cho bạn về mọi mặt, không những về công việc, mà cả sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Ăng ghen luôn được các con của K.Marx xem như người cha thứ hai của mình. Nhưng không chỉ có thế, trên bình diện lý luận, ngoài những tác phẩm riêng của mình, Ăngghen còn giúp đỡ Mác rất nhiều về mặt khoa học.K.Marx kể rằng: Ăngghen luôn đi trước K.Marx trên nhiều lĩnh vực, mọi điều tiên đoán của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở Ăngghen và K.Marx bao giờ cũng theo gót Ăngghen. Chính K.Marx trước khi xuất bản bộ Tư bản tập I đã đề nghị Ăngghen cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả nhưng Ăngghen đã khiêm nhường từ chối. Sau khi K.Marx mất, chính sự uyên bác và sự mẫn cảm khoa học cùng với đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, đã cho phép Ăngghen soạn thảo hai tập còn lại của bộ Tư bản đồ sộ, bộ tác phẩm đó vẫn mang tên K.Marx mà liền mạch tư tưởng. Ngay khi Tư bản tập II và III được xuất bản, có người băn khoăn hỏi Ăng ghen sao không lấy tên mình, ông tuyên bố: “…Tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm ấy hoàn toàn là của bạn tôi: K.Marx”.

Chính những nghiên cứu phác thảo trong lĩnh vực kinh tế của Ăngghen đã làm cho K.Marx nảy ra ý tưởng phải đi vào nghiên cứu môn kinh tế chính trị. Không ai có thể phủ nhận thiên tài của Mác khi nghiên cứu kinh tế chính trị học thể hiện ở bộ Tư bản vĩ đại nhưng cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn và sự cộng tác của Ăngghen đối với K.Marx khi hoàn thành tác phẩm đó. Và cũng vì thế, có lần K.Marx chỉ vào bộ Tư bản và nói rằng: Chính đây là của Ăng ghen

Sau khi K.Marx qua đời, Ăngghen là người duy nhất có quyền công bố những tác phẩm của K.Marx nhưng cho đến trước khi trút hơi thở cuối cùng ông vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về K.Marx. Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Mác. Đối với K.Marx – Ăngghen luôn tự cho mình chỉ là vai phụ.

Đánh giá về công lao của Ăngghen, V.I. Lênin viết: “Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Ph.Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Các Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”.