Trang chủ Lớp 8 Lịch sử và Địa lí lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Cánh diều Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí lớp 8: Trình...

Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí lớp 8: Trình bày nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại giai cấp tư sản

Đáp án Luyện tập Bài 10. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác – SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 Cánh diều. Hướng dẫn: Dựa vào thông tin mục I, II, III.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Trình bày nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại giai cấp tư sản.

2. Lập bảng tóm tắt một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn:

Dựa vào thông tin mục I, II, III.

Lời giải:

1.Nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại giai cấp tư sản.

– Giai cấp công nhân bị giới chủ áp bức, bóc lột, làm việc cực nhọc

-> Đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản diễn ra ở nhều nước

2.Bảng tóm tắt một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

* Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

Thời gian

Phong trào

Tháng 6-1848

Công nhân và nhân dânlao động Pa-ri (Pháp) đứng lên khởi nghĩa

Năm 1848 – 1849,

Công nhân và thợ thủcông Đức cũng nhiều lần nổi dậy chống lạigiới chủ.

Tháng 9-1864

Công nhân tham giamít tinh tại Luân Đôn (Anh),…

28-9-1864

Tại Luân Đôn (Anh), Hội Liên hiệp côngnhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập.

* Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đầu thế kỉ XX

Thời gian

Phong trào

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX

Phong trào công nhân tiếp tục diễn ra mạnhmẽ ở các nước Âu – Mỹ.

Ngày 1-5-1886

Khoảng 400 000 công nhân thành phốChi-ca-gô (Mỹ) đỉnh công, biểu tình trên đường phố nhằm gây áp lực buộc giới chủphải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ

Năm 1889

Công nhânkhuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công với quy mô lớn

Năm 1893

Đại biểucông nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội….

Ngày 14-7-1889

Tại Pa-ri (Pháp), Quốc tế xã hộichủ nghĩa (Quốc tế thứ hai) được thành lập.

1889 – 1895

Quốc tế thứ haicó những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế.

Năm1914

Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. VI. Lê-nin kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin.