Hướng dẫn giải Câu hỏi Luyện tập trang 23 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Cánh diều – Bài 4. Xung đột Nam – Bắc triều – Trịnh – Nguyễn. Tham khảo: Tổng kết kiến thức mục II và III.
Câu hỏi/Đề bài:
Lập bảng về xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn theo gợi ý sau:
Hướng dẫn:
Tổng kết kiến thức mục II và III
Lời giải:
Nội dung |
Xung đột Nam – Bắc triều |
Xung đột Trịnh- Nguyễn |
Nguyên nhân |
– Nhà Mạc được thành lập, một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều – Năm 1533, Nguyễn Kim – một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hoá rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc – Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều). |
– Năm 1958, trong bối cảnh xung đột Nam – Bắc triều, Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là cả vùng Quảng Nam – Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vực Thuận – Quảng ngày càng lớn – Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫn giữa chính quyền Lê – Trịnh và họ Nguyễn gia tăng – Năm 1627, nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hoá, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ |
Thời gian |
1533-1592 |
1627-1672 |
Hệ quả |
– Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. – Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều. – Cuộc xung đột Nam – Bắc triều cũng tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau đó. |
– Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. – Làm suy yếu quốc gia Đại Việt. – Do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột. chính quyền Lê – Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu dài dối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương. – Trước sức ép tấn công của nhà Lê – Trịnh, chúa Nguyễn tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam. |