Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 22 Bài 4. Dung dịch và nồng độ SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Dựa vào công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch (C%).
Câu hỏi/Đề bài:
Câu hỏi 1: Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.
Hướng dẫn:
Dựa vào công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch (C%)
C% = (m ct : m dd) x 100
Lời giải:
Theo đề bài ra ta có:
m dung dịch = 20g
Nồng độ dung dịch = 98%
Khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%:
C% = (m chất tan : m dung dịch) x 100
–> m chất tan H2SO4 = (m dd x C) : 100 = (20 x 98) : 100 = 19,6 (gam)
Câu hỏi 2: Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C. a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C. b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A, B. |
Hướng dẫn:
Dựa vào công thức tính nồng độ mol: CM = n : V (mol/l)
Lời giải:
a, Số mol urea trong dung dịch A = CM x V = 2 x 0,02 = 0,04 mol
Số mol urea trong dung dịch B = CM x V = 0,1 x 3 = 0,3 mol
Số mol urea trong dung dịch C = 0,3 + 0,04 = 0,34 mol
b, Tổng thể tích của dung dịch C = 2 + 3 = 5 lít
Nồng độ mol dung dịch C = n : V = 0,34 : 5 = 0,068 (mol/l)
Nhận xét:
Giá trị nồng độ mol của dung dịch C lớn hơn nồng độ mol của dung dịch A và nhỏ hơn nồng độ mol của dung dịch B.