Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 193 Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối...

Câu hỏi trang 193 Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức: CH1 Đọc thông tin và quan sát Hình 47.2, chỉ ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Những hoạt động nào tại trường học

Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 193 Bài 47. Bảo vệ môi trường SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Gợi ý: Quan sát hình 47.2 và trả trả lời lời câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

CH1:

1. Đọc thông tin và quan sát Hình 47.2, chỉ ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

2. Những hoạt động nào tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường?

Hướng dẫn:

Quan sát hình 47.2 và trả trả lời lời câu hỏi.

Lời giải:

1.

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

– Do hóa chất bảo vệ thực vật

– Do khí thải, chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

– Do các chất phóng xạ

– Do các chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách khiến vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh

2.

Tại địa phương em, các hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường là: xả rác không đúng nơi quy định, chất thải từ sinh hoạt không được xử lí đúng cách …

CH2:

Đọc thông tin, thảo luận và làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 47.1.

2. Dựa vào kết quả điều tra và những kiến thức đã học, em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác thải từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.

Hướng dẫn:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải:

1.

Môi trường

ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi

trường

nước

Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,…

Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;…

Môi

trường

đất

Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,…

Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;…

Môi

trường không khí

Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;…

Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;…

2.

– Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…

– Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.