Đáp án Câu 1 trang 81 Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Tham khảo: Vận dụng kiến thức đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Hình 19.6 vẽ các dụng cụ, các vật có cấu tạo và chức năng của đòn bẩy.
– Em hãy chỉ rõ loại đòn bẩy trong từng trường hợp.
– Sử dụng đòn bẩy như vậy đem lại lợi ích như thế nào?
2. Mô tả cách sử dụng đòn bấy để tận dụng trọng lượng của người để nâng vật lên cao trong tình huống ở đầu bài học.
3. Lấy các ví dụ khác về mỗi loại đòn bẩy trong cuộc sống và phân tích tác dụng của chúng.
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải:
1.
a) Cần cầu cá thuộc đòn bẩy loại 2 không lợi về lực.
b) Bật nắp chai thuộc đòn bẩy loại 1
c) Sử dụng đũa thuộc đòn bẩy loại 2 không lợi về lực.
d) Dùng kẹp làm vỡ vỏ hạt thuộc đòn bẩy loại 2 lợi về lực.
e) Chèo thuyền thuộc đòn bẩy loại 1
g) Kéo cắt thuộc đòn bẩy loại 1
2. Cách sử dụng đòn bấy để tận dụng trọng lượng của người để nâng vật lên cao trong tình huống ở đầu bài học: Ta sử dụng bàn tay như một điểm tựa và cánh tay chính là cánh tay đòn.
3. Ví dụ:
Đòn bẩy loại 1: cái bập bênh, cái cân đòn, cái búa kẹp để nhổ đinh. Hiệu quả cơ học là bất kỳ, có thể ít hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 1
Đòn bẩy loại 2 lợi về lực: xe rùa, cái kìm tách hạt, cái mở nắp chai hay bàn đạp phanh ô tô, trong đó cánh tay đòn của tải nhỏ hơn cánh tay đòn của lực đầu vào, và hiệu quả cơ học luôn lớn hơn 1.
Đòn bẩy loại 2 không lợi về lực: một cặp nhíp, cái búa, một cặp đũa hay cái gắp, cần câu cá hay xương hàm dưới của hộp sọ người. Cánh tay đòn của lực đầu vào nhỏ hơn cánh tay đòn của tải, nên hiệu quả cơ học luôn bé hơn 1