Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức Câu 1 trang 66 Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối...

Câu 1 trang 66 Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức: Một xe tăng có trọng lượng 350 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang

Trả lời Câu 1 trang 66 Bài 15. Áp suất trên một bền mặt SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Vận dụng kiến thức đã học.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Một xe tăng có trọng lượng 350 000N.

a. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 m2.

b. Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25000N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường nằm ngang 250 cm2.

2. Trả lời câu hỏi phần đầu bài.

3. Từ công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\) , hãy đưa ra nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất.

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải:

1.

a. Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là: \(p = \frac{F}{S} = \frac{{350000}}{{1,5}} = 233333\) N/m2

b. Đổi 250 cm2 = 0,025 m2

Áp suất của ô tô là: \(p’ = \frac{F}{S} = \frac{{25000}}{{0,025}} = 1000000\) N/m2

Vậy áp suất của ô tô lớn hơn áp suất của xe tăng. (1000000 > 233333)

2. Do khi em bé đứng thì diện tích bề mặt nệm bị ép nhỏ, người mẹ nằm thì diện tích bề mặt nệm bị ép lớn. Vì vậy, tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép do người mẹ gây ra nhỏ hơn tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép do em bé gây ra, dẫn tới em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó.

3. Từ công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Muốn tăng áp suất ta tăng áp lực hoặc giảm tiết diện, ngược lại muốn giảm áp suất ta giảm áp lực và tăng tiết diện.