Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi vận dụng trang 79 Khoa học tự nhiên 8 Chân...

Câu hỏi vận dụng trang 79 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo: Cho một thanh sắt và một ống sắt hình trụ tròn, có cùng chiều dài và đường kính ngoài (hình dưới)

Giải Câu hỏi vận dụng trang 79 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 8 Chân trời sáng tạo – Bài 15. Khối lượng riêng. Gợi ý: Vận dụng lí thuyết về khối lượng riêng và công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\.

Câu hỏi/Đề bài:

Cho một thanh sắt và một ống sắt hình trụ tròn, có cùng chiều dài và đường kính ngoài (hình dưới). Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của từng vật.

Hướng dẫn:

Vận dụng lí thuyết về khối lượng riêng và công thức tính khối lượng riêng \(D = \frac{m}{V}\)

Lời giải:

– Xác định khối lượng riêng của thanh sắt:

+ Bước 1: Dùng cân đo khối lượng m của thanh sắt.

+ Bước 2: Đo chiều dài của thanh sắt h (cm), đường kính hình tròn mặt đáy của thanh sắt d (cm).

Thể tích của thanh sắt là \(V = \pi .{\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}.h\)

+ Bước 3: Dùng công thức \(D = \frac{m}{V}\left( {g/c{m^3}} \right)\) để tính khối lượng riêng của thanh sắt.

– Xác định khối lượng riêng của ống sắt:

+ Bước 1: Dùng cân đo khối lượng m của ống sắt.

+ Bước 2: Đo chiều dài của ống sắt h (cm), đường kính ngoài và đường kính trong hình tròn mặt đáy của ống sắt lần lượt là d1 (cm) và d2 (cm)

Thể tích của ống sắt là \(V = \pi .h.\left( {{{\left( {\frac{{{d_1}}}{2}} \right)}^2} – {{\left( {\frac{{{d_2}}}{2}} \right)}^2}} \right)\)

+ Bước 3: Dùng công thức \(D = \frac{m}{V}\left( {g/c{m^3}} \right)\) để tính khối lượng riêng của ống sắt.