Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi thí nghiệm trang 93 Khoa học tự nhiên 8 Chân...

Câu hỏi thí nghiệm trang 93 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo: Khảo sát sự phụ thuộc của điểm đặt và độ lớn của lực đến sự quay. Chuẩn bị: Một thanh gỗ dài khoảng 80 cm

Đáp án Câu hỏi thí nghiệm trang 93 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 8 Chân trời sáng tạo – Bài 19. Tác dụng làm quay của lực – Moment lực. Gợi ý: Vận dụng lí thuyết về tác dụng làm quay của lực – moment lực.

Câu hỏi/Đề bài:

Khảo sát sự phụ thuộc của điểm đặt và độ lớn của lực đến sự quay.

Chuẩn bị:

– Một thanh gỗ dài khoảng 80 cm, có gắn các chốt cách đều nhau 10 cm. Thanh gỗ có thể quay quanh trục O.

– Giá đỡ.

– Các quả cân 20 g, 50 g, 100 g, 200 g.

Bước 1: Tại điểm A cách trục quay 30 cm, gắn quả cân khối lượng 100 g. Tại điểm E, ta thay đổi độ lớn lực tác dụng bằng cách lần lượt gắn các quả cân khối lượng 20 g, 50 g, 200 g để thanh quay và nâng vật treo ở A lên.

Nhận xét tác dụng làm quay của lực.

Bước 2: Giữ nguyên quả cân treo ở A. Để thay đổi khoảng cách từ điểm đặt của lực tác dụng đến điểm đặt O, gắn quả cân 50 g lần lượt vào các điểm B, C, D, E.

Nhận xét tác dụng làm quay của lực.

Hướng dẫn:

Vận dụng lí thuyết về tác dụng làm quay của lực – moment lực

Lời giải:

– Ở bước 1, khi thay đổi độ lớn của lực tác dụng bằng cách lần lượt gắn các quả cân khối lượng tăng dần tại điểm E, ta thấy

+ Khi treo quả cân khối lượng 20 g, 50 g thì không nâng được vật A lên, thanh gỗ quay ngược chiều kim đồng hồ (thanh quay ngả về phía điểm A).

+ Khi treo quả cân khối lượng 200 g thì nâng được vật A lên, thanh gỗ quay cùng chiều kim đồng hồ (thanh quay ngả về phía điểm E).

– Ở bước 2, khi thay đổi khoảng cách điểm đặt của lực tác dụng, ta thấy tại các điểm B, C, D, E thanh gỗ đều quay ngược chiều kim đồng hồ (thanh quay treo ngả về phía điểm A). Ở trường hợp, treo quả cân tại B thanh quay ngả về phía A nhanh nhất.