Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo Câu 2 trang 220 Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời...

Câu 2 trang 220 Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo: Xác định các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong Hình 51.4 và hoàn thành Bảng 51.3

Đáp án Câu 2 trang 220 Bài 51. Bảo vệ môi trường SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Dựa vào hình 51.4 và bảng 51. 3.

Câu hỏi/Đề bài:

Xác định các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong Hình 51.4 và hoàn thành Bảng 51.3.

Xác định các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong Hình 51.4

Xác định các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong Hình 51.4

Hướng dẫn:

Dựa vào hình 51.4 và bảng 51.3

Lời giải:

Nguyên nhân

Tác nhân chủ yếu

Hậu quả

Biện pháp hạn chế

Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp

Các loại khí thải: carbon oxide (CO), carbon dioxide (CO2), sunfur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2),… và bụi.

Gây ô nhiễm môi trường không khí; tăng nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính;… gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và nhiều loài sinh vật.

– Kiểm soát khí thải từ các nhà máy.

– Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

– Phòng chống cháy rừng.

– Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Các loại nước thải.

Gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và nhiều loài sinh vật.

– Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường.

– Hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm nước trong sản xuất.

Các loại chất thải rắn: nhựa, cao su, nilon,…

Hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật.

– Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn.

– Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách,…

Do hóa chất bảo vệ thực vật

Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm.

Tác động bất lợi tới hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật.

– Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học.

– Sử dụng các loài thiên địch.

Do chất phóng xạ

Các chất phóng xạ từ các công trường, nhà máy, các vụ thử vũ khí hạt nhân,…

Gây mất cân bằng sinh học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật.

– Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.

– Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường.

Do hoạt động của môi trường tự nhiên

Núi lửa, lũ lụt, hạn hán,…

Gây ô nhiễm môi trường, phá hủy và làm suy giảm đa dạng sinh học.

– Thực hiện các biện pháp để khắc phục và ứng phó với biến đổi khí hậu như trồng rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,…

Sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Gây bệnh cho con người và các sinh vật.

– Để rác đúng nơi quy định.

– Xử lí rác thải đúng cách.

– Vệ sinh nơi ở,…