Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Câu hỏi trang 166 Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều:...

Câu hỏi trang 166 Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều: Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

Giải chi tiết Câu hỏi trang 166 Chủ đề 7. Cơ thể người SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Hướng dẫn: Quan sát hình 35. 1.

Câu hỏi/Đề bài:

MĐ:

Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

Hướng dẫn:

Quan sát hình 35.1

Lời giải:

Người có triệu chứng được thể hiện trong hình mắc bệnh bướu cổ

– Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ:

+ Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxin của tuyến giáp không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến giáp.

+ Một số nguyên nhân khác có thể gây bướu cổ là ăn các loại thức ăn hoặc dùng thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh;…

CH1:

Quan sát hình 35.2 và nêu vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Từ đó cho biết hệ nội tiết là gì.

Hướng dẫn:

Quan sát hình vẽ, chỉ ra được vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết

Lời giải:

Vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết được thể hiện trong bảng sau:

Tuyến nội tiết

Vị trí

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

– Điều hòa chu kỳ thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

– Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

– Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

– Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

– Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

– Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

– Ở nam: Tinh hoàn.

– Ở nữ: Buồng trứng.

– Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

– Kích thích sinh trưởng, phát triển.

– Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

– Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

– Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

– Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

– Kích thích sinh trưởng (GH).

– Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

– Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

– Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

– Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

– Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

– Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

– Hệ nội tiết: là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

CH3:

Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả gì đối với sức khỏe

Hướng dẫn:

Nắm được hậu quả đối với sức khỏe khi khẩu phần ăn thiếu iodine

Lời giải:

Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể gây ra một số hậu quả như:

– Nếu thiếu iodine ở phụ nữ mang thai sẽ dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

– Nếu thiếu iodine ở trẻ em sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ (trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển). Bướu cổ ở người lớn sẽ khiến hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.